Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng: Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua đó. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được.Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai. Nếu người mẹ có bệnh mạn tính như bệnh tim, tăng huyết áp, bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con.Thai to:Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ Ngôi thai bất thường: Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là loại ngôi chỏm, ở đó thai nằm xuôi, đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang, nằm ngược; những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc lại bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục bà mẹ ra ngoài. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sĩ. Tình trạng thai suy: Thai nhi có thể đã bị suy trong tử cung ngay từ khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính), có thể suy trong quá trình chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai đã bị suy thì cần phải cho ra khỏi tử cung ngay lập tức, càng sớm càng tốt (phần lớn là mổ đẻ) để cứu thai khỏi bị ngạt nặng hoặc tử vong trong hoặc sau khi đẻ. Các nguyên nhân do phần phụ của thai: Là các thành phần như rau thai, màng thai, dây rốn và nước ối. Những thành phần phụ này đôi khi cũng gây nên tình trạng đẻ khó cho các bà mẹ. Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (gọi là rau tiền đạo), những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối… Các bất thường về mở cổ tử cung: Thai muốn chui được ra ngoài thì cổ tử cung phải mở rộng hết. Nếu trong chuyển dạ, cổ tử cung không mở hoặc mở chỉ đến một mức độ nào đó rồi dừng lại hoặc mở quá chậm cũng gây khó khăn cho các bà mẹ, cần phải có sự can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.
Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng: Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua đó. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được.Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.
Nếu người mẹ có bệnh mạn tính như bệnh tim, tăng huyết áp, bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con.
Thai to:Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ
Ngôi thai bất thường: Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là loại ngôi chỏm, ở đó thai nằm xuôi, đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang, nằm ngược; những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc lại bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục bà mẹ ra ngoài. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sĩ.
Tình trạng thai suy: Thai nhi có thể đã bị suy trong tử cung ngay từ khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính), có thể suy trong quá trình chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai đã bị suy thì cần phải cho ra khỏi tử cung ngay lập tức, càng sớm càng tốt (phần lớn là mổ đẻ) để cứu thai khỏi bị ngạt nặng hoặc tử vong trong hoặc sau khi đẻ.
Các nguyên nhân do phần phụ của thai: Là các thành phần như rau thai, màng thai, dây rốn và nước ối. Những thành phần phụ này đôi khi cũng gây nên tình trạng đẻ khó cho các bà mẹ. Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (gọi là rau tiền đạo), những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối…
Các bất thường về mở cổ tử cung: Thai muốn chui được ra ngoài thì cổ tử cung phải mở rộng hết. Nếu trong chuyển dạ, cổ tử cung không mở hoặc mở chỉ đến một mức độ nào đó rồi dừng lại hoặc mở quá chậm cũng gây khó khăn cho các bà mẹ, cần phải có sự can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.