Acid folic. Axit folic bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật trong hệ thần kinh (khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn). Tật nứt đốt sống xảy ra khi các chất bao phủ quanh tủy sống không phát triển đúng cách, khiến tủy sống bị hở. Điều này có thể dẫn tới tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Bạn nên bổ sung hàng ngày khoảng 400mcg axit folic ngay khi bắt đầu. Sau đó, tiếp tục dùng nó trong 12 tuần đầu tiên. Nhưng tốt nhất là bạn nên ăn đủ thực phẩm chứa folate. Sắt. Sắt đóng vài trò chính trong việc tạo hồng cầu, giúp cơ thể trẻ phát triển khoẻ mạnh và là chất khoáng quan trọng cho sự phát triển của nhau thai. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại thịt đỏ, rau và ngũ cốc. Canxi. Chất khoáng này rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Việc thiếu canxi trong thời kỳ bầu bí có thể gây ra bệnh loãng xương và giảm độ chắc khoẻ của khung xương. Canxi có nhiều trong các sản phẩm sữa như: phó mát, sữa chua, đậu tương, bông cải xanh. Bổ sung magie. Thiếu magie sẽ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, cằm ngắn, lưỡi nhỏ, thoát vị cơ hoàng, tràn dịch màng phổi. Khi mang bầu, có rất nhiều phụ nữ hầu như chỉ chú ý tới việc bổ sung canxi mà bỏ qua việc bổ sung magie. Vitamin D. VitaminD giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho vào cơ thể, nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể từ thức ăn hàng ngày chỉ được hấp thu có khoảng 20%, vì thế dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ... Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung vitamin D bằng cách nên có thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng. Bổ sung DHA và EPA. Nghiên cứu cho thấy DHA và EPA là hai dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi, ngoài ra dưỡng chất này còn ngăn ngừa sinh non và trầm cảm trong thời kỳ mang thai hay sau khi sinh con. Vitamin B1. Vitamin B1 rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung tâm của thai nhi. Thiếu Thiamin làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng đếntim và phổi của trẻ. Thực phẩm có chứa Thiamin gồm: các loại ngũ cốc, mầm lúa mỳ và trứng. Vitamin B6 (Pyridoxine). Vitamin B6 giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Trong một số trường hợp Pyridoxine còn giúp giảm cảm giác ốm nghén vào buổi sáng ở những phụ nữ khi mang bầu. Pyridoxine có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà.Vitamin C: Vai trò lớn trong việc làm tăng sứ đề kháng của cơ thể và hỗ trợ hấp thụ sắt từ bữa ăn, góp phần chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt đi nhiều trong quá trình nấu nướng.Vitamin C cần thiết hàng ngày cho phụ nữ có thai là 80mg. Choline. Tăng lượng choline trong thời kỳ mang thai có thể giúp giảm nguy cơ em bé mắc các bệnh về trao đổi chất, bệnh mãn tính liên quan tới căng thẳng như huyết áp cao và bệnh tiểu đường về sau. Các nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, gan, các loại hạt và đậu nành cung cấp lợi ích lâu dài cho não thai nhi.
Acid folic. Axit folic bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật trong hệ thần kinh (khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn). Tật nứt đốt sống xảy ra khi các chất bao phủ quanh tủy sống không phát triển đúng cách, khiến tủy sống bị hở. Điều này có thể dẫn tới tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Bạn nên bổ sung hàng ngày khoảng 400mcg axit folic ngay khi bắt đầu. Sau đó, tiếp tục dùng nó trong 12 tuần đầu tiên. Nhưng tốt nhất là bạn nên ăn đủ thực phẩm chứa folate.
Sắt. Sắt đóng vài trò chính trong việc tạo hồng cầu, giúp cơ thể trẻ phát triển khoẻ mạnh và là chất khoáng quan trọng cho sự phát triển của nhau thai. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại thịt đỏ, rau và ngũ cốc.
Canxi. Chất khoáng này rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của thai nhi. Việc thiếu canxi trong thời kỳ bầu bí có thể gây ra bệnh loãng xương và giảm độ chắc khoẻ của khung xương. Canxi có nhiều trong các sản phẩm sữa như: phó mát, sữa chua, đậu tương, bông cải xanh.
Bổ sung magie. Thiếu magie sẽ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, cằm ngắn, lưỡi nhỏ, thoát vị cơ hoàng, tràn dịch màng phổi. Khi mang bầu, có rất nhiều phụ nữ hầu như chỉ chú ý tới việc bổ sung canxi mà bỏ qua việc bổ sung magie.
Vitamin D. VitaminD giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho vào cơ thể, nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể từ thức ăn hàng ngày chỉ được hấp thu có khoảng 20%, vì thế dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ... Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung vitamin D bằng cách nên có thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng.
Bổ sung DHA và EPA. Nghiên cứu cho thấy DHA và EPA là hai dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi, ngoài ra dưỡng chất này còn ngăn ngừa sinh non và trầm cảm trong thời kỳ mang thai hay sau khi sinh con.
Vitamin B1. Vitamin B1 rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung tâm của thai nhi. Thiếu Thiamin làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng đếntim và phổi của trẻ. Thực phẩm có chứa Thiamin gồm: các loại ngũ cốc, mầm lúa mỳ và trứng.
Vitamin B6 (Pyridoxine). Vitamin B6 giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Trong một số trường hợp Pyridoxine còn giúp giảm cảm giác ốm nghén vào buổi sáng ở những phụ nữ khi mang bầu. Pyridoxine có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà.
Vitamin C: Vai trò lớn trong việc làm tăng sứ đề kháng của cơ thể và hỗ trợ hấp thụ sắt từ bữa ăn, góp phần chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt đi nhiều trong quá trình nấu nướng.Vitamin C cần thiết hàng ngày cho phụ nữ có thai là 80mg.
Choline. Tăng lượng choline trong thời kỳ mang thai có thể giúp giảm nguy cơ em bé mắc các bệnh về trao đổi chất, bệnh mãn tính liên quan tới căng thẳng như huyết áp cao và bệnh tiểu đường về sau. Các nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, gan, các loại hạt và đậu nành cung cấp lợi ích lâu dài cho não thai nhi.