Di truyền: Đối với nhiều người, quầng thâm mắt mang tính di truyền. Một trong những nhân tố di truyền gây quầng thâm mắt là sự tích tụ các tế bào hắc tố dưới mắt, hoặc do các mạch máu lồi ở vùng mí dưới.Các vấn đề về giấc ngủ: Không chỉ thiếu ngủ mà ngủ quá nhiều, thức quá khuya và suy nhược cơ thể đều có thể gây quầng thâm mắt. Thiếu ngủ khiến da mỏng hơn, làm lộ các mạch máu dưới mắt; hoặc có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng ở dưới mắt làm sưng bọng mắt.Dụi mắt: Dụi mắt liên tục có thể gây quầng thâm hoặc khiến quầng thâm rõ rệt hơn. Ở một số người, dụi mắt gây viêm, làm mạch máu nở rộng và trở nên rõ thấy hơn. Dụi mắt cũng có thể làm vỡ mạch máu dưới mắt gây bầm tím.Thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước, vùng má và mắt hóp lại, khiến mắt bạn thâm quầng. Thêm vào đó, thiếu nước làm da xỉn màu, khiến cho các khuyết điểm trên khuôn mặt càng rõ ràng hơn.Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh melanin. Melanin làm cho da bị sạm, đồng thời khiến vùng da dưới mắt trở nên tối màu hơn. Vì vùng da dưới mắt nhạy cảm hơn nên sự thay đổi sẽ nhanh chóng và rõ rệt hơn các vùng da khác.Dị ứng: Dị ứng kích thích sản sinh histamin để chống lại các vi khuẩn gây dị ứng. Histamin khiến mắt sưng và khô, dẫn đến quầng thâm mắt. Histamin còn làm các mạch máu giãn nở, khiến chúng trông rõ rệt hơn.Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có quầng thâm to và rõ rệt hơn; sự sụt giảm collagen tự nhiên khiến da mỏng hơn và có hơi hướng trong suốt, do đó các mạch máu dưới mắt dễ bị vỡ hơn. Nếp nhăn cũng làm quầng thâm dưới mắt rõ rệt hơn.Sắc tộc: Nghiên cứu cho thấy quầng thâm xuất hiện nhiều hơn ở người da màu. Chuyên gia cho rằng đó là do lượng melanin khác nhau ở các cá thể thuộc các sắc tộc khác nhau.Hút thuốc: Bên cạnh tuổi tác, hút thuốc là nguyên nhân chính gây nếp nhăn, khiến cho quầng thâm mắt rõ rệt hơn. Các chất hóa học trong thuốc lá phá vỡ collagen và elastin, khiến da mỏng hơn và dễ bị thâm quầng hơn.Mỏi mắt: Bên cạnh stress, các vấn đề về thị lực và ánh sáng yếu thì các màn hình điện tử cũng tăng áp lực lên mắt, khiến các mạch máu giãn nở. Hậu quả là các quầng thâm sẽ hình thành dưới mắt.
Di truyền: Đối với nhiều người, quầng thâm mắt mang tính di truyền. Một trong những nhân tố di truyền gây quầng thâm mắt là sự tích tụ các tế bào hắc tố dưới mắt, hoặc do các mạch máu lồi ở vùng mí dưới.
Các vấn đề về giấc ngủ: Không chỉ thiếu ngủ mà ngủ quá nhiều, thức quá khuya và suy nhược cơ thể đều có thể gây quầng thâm mắt. Thiếu ngủ khiến da mỏng hơn, làm lộ các mạch máu dưới mắt; hoặc có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng ở dưới mắt làm sưng bọng mắt.
Dụi mắt: Dụi mắt liên tục có thể gây quầng thâm hoặc khiến quầng thâm rõ rệt hơn. Ở một số người, dụi mắt gây viêm, làm mạch máu nở rộng và trở nên rõ thấy hơn. Dụi mắt cũng có thể làm vỡ mạch máu dưới mắt gây bầm tím.
Thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước, vùng má và mắt hóp lại, khiến mắt bạn thâm quầng. Thêm vào đó, thiếu nước làm da xỉn màu, khiến cho các khuyết điểm trên khuôn mặt càng rõ ràng hơn.
Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh melanin. Melanin làm cho da bị sạm, đồng thời khiến vùng da dưới mắt trở nên tối màu hơn. Vì vùng da dưới mắt nhạy cảm hơn nên sự thay đổi sẽ nhanh chóng và rõ rệt hơn các vùng da khác.
Dị ứng: Dị ứng kích thích sản sinh histamin để chống lại các vi khuẩn gây dị ứng. Histamin khiến mắt sưng và khô, dẫn đến quầng thâm mắt. Histamin còn làm các mạch máu giãn nở, khiến chúng trông rõ rệt hơn.
Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có quầng thâm to và rõ rệt hơn; sự sụt giảm collagen tự nhiên khiến da mỏng hơn và có hơi hướng trong suốt, do đó các mạch máu dưới mắt dễ bị vỡ hơn. Nếp nhăn cũng làm quầng thâm dưới mắt rõ rệt hơn.
Sắc tộc: Nghiên cứu cho thấy quầng thâm xuất hiện nhiều hơn ở người da màu. Chuyên gia cho rằng đó là do lượng melanin khác nhau ở các cá thể thuộc các sắc tộc khác nhau.
Hút thuốc: Bên cạnh tuổi tác, hút thuốc là nguyên nhân chính gây nếp nhăn, khiến cho quầng thâm mắt rõ rệt hơn. Các chất hóa học trong thuốc lá phá vỡ collagen và elastin, khiến da mỏng hơn và dễ bị thâm quầng hơn.
Mỏi mắt: Bên cạnh stress, các vấn đề về thị lực và ánh sáng yếu thì các màn hình điện tử cũng tăng áp lực lên mắt, khiến các mạch máu giãn nở. Hậu quả là các quầng thâm sẽ hình thành dưới mắt.