Đôi mắt được ví là “cửa sổ tâm hồn” và cũng là bộ phận cực kỳ nhạy cảm. Khi tiếp xúc trực tiếp với kính áp tròng, nó càng dễ bị tổn thương hơn. Một số sai lầm khi đeo kính áp tròng có thể gây tổn thương cho mắt, thậm chí còn dẫn đến mù lòa. Ảnh: Boldsky.1. Đeo kính áp tròng liên tục một thời gian dài: Nếu buộc phải dùng kính áp tròng thường xuyên mới nhìn rõ thì thời gian tối đa cũng chỉ nên trong khoảng từ 8-10 giờ/ngày. Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian quá dài, mắt sẽ bị thiếu oxy giác mạc, gây mờ mắt, có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt. Đây là một trong những sai lầm khi đeo kính áp tròng mà nhiều người mắc. Ảnh: Boldsky.2. Không rửa tay trước khi chạm vào kính: Chạm vào kính áp tròng mà không rửa tay có thể dẫn theo các vi khuẩn xâm nhập giác mạc. Theo các chuyên gia nhãn khoa, khi chạm vào kính áp tròng mà chưa rửa tay hoặc kính áp tròng đã bị bẩn, nên lấy nó ra rửa và đặt vào lại. Ảnh: Boldsky.3. Xử lý kính áp trong bằng tay ướt: Khi muốn tháo hay đeo kính áp tròng, bạn cần rửa tay và lau khô trước khi chạm vào chúng. Nước có thể chứa các vi sinh vật độc hại xâm nhập vào thấu kính và sau đó vào mắt, nếu chúng ta không lau khô tay. Ảnh: Boldsky.4. Đeo kính áp tròng khi ngủ: Khi đi ngủ, nhớ bỏ kính áp tròng ra bởi vì quá trình oxy hóa có thể bị cản trở gây viêm giác mạc và làm kính áp tròng trở nên mờ, khó nhìn. Kể cả khi chỉ chợp mắt trong chốc lát vào buổi trưa hay lúc chuẩn bị đi ngủ buổi tối, cũng nên tháo kính áp tròng ra. Đây là một trong những sai lầm thường gặp của người đeo kính áp tròng. Ảnh: Boldsky.5. Không vệ sinh cẩn thận: Khử trùng kính áp tròng hàng ngày với đồ chuyên dụng để ngăn không cho mắt bị viêm là điều cần thiết. Nước rửa mắt kính áp tròng phải là nước chuyên dụng, chứ không đơn thuần là nước rửa bình thường hay lau khô vì sẽ làm tổn hại đến kính áp tròng. Ảnh: Boldsky.6. Sử dụng nước máy để vệ sinh kính áp tròng: Đây là một sai lầm lớn mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Nước máy không hề vô trùng, khi vệ sinh kính bằng nước máy có thể dẫn đến vi khuẩn và các mầm bệnh độc hại bám trên mắt kính. Trên thực tế, nước máy được biết có chứa một amip có thể gây ra viêm giác mạc Acanthamoeba, một bệnh nhiễm trùng mắt khó điều trị. Ảnh: Boldsky.7. Đặt kính trong miệng: Miệng của bạn có nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào kính. Nếu bạn không lau kính mà cứ thế đặt vào mắt thì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng trong mắt. Ảnh: Boldsky.8. Đeo kính áp tròng sau khi trang điểm: Việc bạn trang điểm xong xuôi mới đeo kính rất dễ khiến cho mắt bị tổn thương vì bụi phấn hoặc những nguyên liệu trang điểm dễ bám vào tròng kính. Để tránh làm dính những thứ trang điểm lên kính, hãy đeo lens trước khi trang điểm và tháo chúng ra trước khi lau chùi trang điểm quanh mắt. Ảnh: Boldsky.9. Đeo kính áp tròng khi mắt bạn bị thương: Hãy ngay lập tức tháo kính của bạn nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng và nóng trong mắt. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cố đeo kính áp tròng mắt sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Đôi khi, mắt của bạn có thể bị tổn thương bởi chính kính áp tròng. Ảnh: Boldsky.10. Đeo kính áp tròng khi bơi hoặc tắm vòi sen: Khi tiếp xúc với nước, kính áp tròng có thể “trôi” khỏi vị trí ban đầu, làm ảnh hưởng tới tầm nhìn và còn có thể gây tổn thương tới mắt. Không những thế, loại ký sinh trùng Acanthamoeba được tìm thấy trong nước máy, nước bể bơi hay ngoài biển rất thích “bám” vào kính áp tròng, sau đó tấn công trực tiếp giác mạc, ăn mòn chúng…Ảnh: Boldsky.
Đôi mắt được ví là “cửa sổ tâm hồn” và cũng là bộ phận cực kỳ nhạy cảm. Khi tiếp xúc trực tiếp với kính áp tròng, nó càng dễ bị tổn thương hơn. Một số sai lầm khi đeo kính áp tròng có thể gây tổn thương cho mắt, thậm chí còn dẫn đến mù lòa. Ảnh: Boldsky.
1. Đeo kính áp tròng liên tục một thời gian dài: Nếu buộc phải dùng kính áp tròng thường xuyên mới nhìn rõ thì thời gian tối đa cũng chỉ nên trong khoảng từ 8-10 giờ/ngày. Nếu đeo kính áp tròng trong thời gian quá dài, mắt sẽ bị thiếu oxy giác mạc, gây mờ mắt, có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt. Đây là một trong những sai lầm khi đeo kính áp tròng mà nhiều người mắc. Ảnh: Boldsky.
2. Không rửa tay trước khi chạm vào kính: Chạm vào kính áp tròng mà không rửa tay có thể dẫn theo các vi khuẩn xâm nhập giác mạc. Theo các chuyên gia nhãn khoa, khi chạm vào kính áp tròng mà chưa rửa tay hoặc kính áp tròng đã bị bẩn, nên lấy nó ra rửa và đặt vào lại. Ảnh: Boldsky.
3. Xử lý kính áp trong bằng tay ướt: Khi muốn tháo hay đeo kính áp tròng, bạn cần rửa tay và lau khô trước khi chạm vào chúng. Nước có thể chứa các vi sinh vật độc hại xâm nhập vào thấu kính và sau đó vào mắt, nếu chúng ta không lau khô tay. Ảnh: Boldsky.
4. Đeo kính áp tròng khi ngủ: Khi đi ngủ, nhớ bỏ kính áp tròng ra bởi vì quá trình oxy hóa có thể bị cản trở gây viêm giác mạc và làm kính áp tròng trở nên mờ, khó nhìn. Kể cả khi chỉ chợp mắt trong chốc lát vào buổi trưa hay lúc chuẩn bị đi ngủ buổi tối, cũng nên tháo kính áp tròng ra. Đây là một trong những sai lầm thường gặp của người đeo kính áp tròng. Ảnh: Boldsky.
5. Không vệ sinh cẩn thận: Khử trùng kính áp tròng hàng ngày với đồ chuyên dụng để ngăn không cho mắt bị viêm là điều cần thiết. Nước rửa mắt kính áp tròng phải là nước chuyên dụng, chứ không đơn thuần là nước rửa bình thường hay lau khô vì sẽ làm tổn hại đến kính áp tròng. Ảnh: Boldsky.
6. Sử dụng nước máy để vệ sinh kính áp tròng: Đây là một sai lầm lớn mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Nước máy không hề vô trùng, khi vệ sinh kính bằng nước máy có thể dẫn đến vi khuẩn và các mầm bệnh độc hại bám trên mắt kính. Trên thực tế, nước máy được biết có chứa một amip có thể gây ra viêm giác mạc Acanthamoeba, một bệnh nhiễm trùng mắt khó điều trị. Ảnh: Boldsky.
7. Đặt kính trong miệng: Miệng của bạn có nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào kính. Nếu bạn không lau kính mà cứ thế đặt vào mắt thì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng trong mắt. Ảnh: Boldsky.
8. Đeo kính áp tròng sau khi trang điểm: Việc bạn trang điểm xong xuôi mới đeo kính rất dễ khiến cho mắt bị tổn thương vì bụi phấn hoặc những nguyên liệu trang điểm dễ bám vào tròng kính. Để tránh làm dính những thứ trang điểm lên kính, hãy đeo lens trước khi trang điểm và tháo chúng ra trước khi lau chùi trang điểm quanh mắt. Ảnh: Boldsky.
9. Đeo kính áp tròng khi mắt bạn bị thương: Hãy ngay lập tức tháo kính của bạn nếu bạn nhận thấy các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng và nóng trong mắt. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu cố đeo kính áp tròng mắt sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Đôi khi, mắt của bạn có thể bị tổn thương bởi chính kính áp tròng. Ảnh: Boldsky.
10. Đeo kính áp tròng khi bơi hoặc tắm vòi sen: Khi tiếp xúc với nước, kính áp tròng có thể “trôi” khỏi vị trí ban đầu, làm ảnh hưởng tới tầm nhìn và còn có thể gây tổn thương tới mắt. Không những thế, loại ký sinh trùng Acanthamoeba được tìm thấy trong nước máy, nước bể bơi hay ngoài biển rất thích “bám” vào kính áp tròng, sau đó tấn công trực tiếp giác mạc, ăn mòn chúng…Ảnh: Boldsky.