Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã biết chế biến phấn trang điểm từ nhiều thành phần khác nhau. Thậm chí phấn của nữ hoàng Cleopatra còn làm từ chất thải của cá sấu. Trong khi đó, phụ nữ La Mã cổ đại lại nghiền đá phấn (có màu trắng) thành bột để phủ lên mặt. Mặc dù không tốt cho da nhưng hỗn hợp này vẫn được nhiều người ưa chuộng.Khoảng 200 năm trước Công nguyên, các loại phấn đánh mặt được bày bán ở khắp nơi nhằm giải quyết ước mơ có làn da trắng của đa số nữ giới, bởi ai cũng quan niệm da trắng mới sang và đẹp. Chẳng hạn như ở châu Á, phụ nữ Nhật dùng bột gạo làm phấn đánh cho trắng.Ở các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Anh, bột gạo xuất hiện vào thế kỷ 16 và được tiếp thị là mỹ phẩm thời thượng dành cho giới quý tộc. Vua Louis XV rất thích dùng gạo nghiền để làm đẹp. Trong khi đó, các quý bà lại ưa phủ lớp phấn dày cộm lên mặt, tay và vai để da xanh xao như giới quý tộc.Từ thế kỷ 12-18 bắt đầu xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại như chì, thủy ngân,… đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của người dùng. Phấn làm trắng là một hỗn hợp có tên là chất bạch diên được làm từ chì trắng được cho là rất độc hại và gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe bao gồm biến dạng khuôn mặt, tê liệt cơ bắp, và thậm chí tử vong. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh là một người nổi tiếng với “nghiện” sử dụng chì trắng trên khuôn mặt của mình.Tuy nhiên một thời gian sau, nữ hoàng Anh Victoria lại cho rằng sử dụng phấn trang điểm là hạ lưu. Vào thế kỷ XVIII, bà ban lệnh cho các quốc gia không được sản xuất nó nữa. Thế là phấn trang điểm không xuất hiện trong gần 100 năm. Khái niệm da trắng mới đẹp không còn hợp thời, thay vào đó là màu da tự nhiên.Thể kỷ 19, phấn dạng bột nén lần đầu tiên được giới thiệu cùng với 1 chiếc gương nhỏ và bông trang điểm. Phấn hồng dạng bột nén cũng được phát minh ngay sau đó. Cùng với sự phát triển của điện ảnh, thời trang và truyền thông, công nghê trang điểm trong thời kỳ này đã được cải tiến rất nhiều để mang lại sự tiện dụng nhất cho phái đẹp.Theo nghiên cứu mới của Tamiji Nakashima đến từ trường Đại học Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Nhật, đế chế Samurai sụp đổ vì phấn trang điểm. Các chiến binh samurai Nhật nổi tiếng là những người can đảm, không run sợ trước bất kỳ ai và luôn sống với tâm niệm sẽ chết như anh hùng trong chiến trận. Tuy nhiên, rốt cuộc họ bị đốn ngã trước một kẻ thù không ngờ: son phấn trang điểm. Các nhà nghiên cứu phát hiện, con cái của tầng lớp võ sĩ samurai bị ngộ độc chì nghiêm trọng vì mỹ phẩm trang điểm của mẹ. Chúng lớn lên bị khuyết tật, biến dạng cơ thể và yếu kém về khả năng nhận thức.Cũng chính vì thế, con cái của tầng lớp samurai không có khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng chính trị. Điều này dẫn đến tình trạng mất ổn định và rốt cuộc là sự sụp đổ hệ thống phong kiến của họ.
Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã biết chế biến phấn trang điểm từ nhiều thành phần khác nhau. Thậm chí phấn của nữ hoàng Cleopatra còn làm từ chất thải của cá sấu. Trong khi đó, phụ nữ La Mã cổ đại lại nghiền đá phấn (có màu trắng) thành bột để phủ lên mặt. Mặc dù không tốt cho da nhưng hỗn hợp này vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Khoảng 200 năm trước Công nguyên, các loại phấn đánh mặt được bày bán ở khắp nơi nhằm giải quyết ước mơ có làn da trắng của đa số nữ giới, bởi ai cũng quan niệm da trắng mới sang và đẹp. Chẳng hạn như ở châu Á, phụ nữ Nhật dùng bột gạo làm phấn đánh cho trắng.
Ở các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Anh, bột gạo xuất hiện vào thế kỷ 16 và được tiếp thị là mỹ phẩm thời thượng dành cho giới quý tộc. Vua Louis XV rất thích dùng gạo nghiền để làm đẹp. Trong khi đó, các quý bà lại ưa phủ lớp phấn dày cộm lên mặt, tay và vai để da xanh xao như giới quý tộc.
Từ thế kỷ 12-18 bắt đầu xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại như chì, thủy ngân,… đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của người dùng. Phấn làm trắng là một hỗn hợp có tên là chất bạch diên được làm từ chì trắng được cho là rất độc hại và gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe bao gồm biến dạng khuôn mặt, tê liệt cơ bắp, và thậm chí tử vong. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh là một người nổi tiếng với “nghiện” sử dụng chì trắng trên khuôn mặt của mình.
Tuy nhiên một thời gian sau, nữ hoàng Anh Victoria lại cho rằng sử dụng phấn trang điểm là hạ lưu. Vào thế kỷ XVIII, bà ban lệnh cho các quốc gia không được sản xuất nó nữa. Thế là phấn trang điểm không xuất hiện trong gần 100 năm. Khái niệm da trắng mới đẹp không còn hợp thời, thay vào đó là màu da tự nhiên.
Thể kỷ 19, phấn dạng bột nén lần đầu tiên được giới thiệu cùng với 1 chiếc gương nhỏ và bông trang điểm. Phấn hồng dạng bột nén cũng được phát minh ngay sau đó. Cùng với sự phát triển của điện ảnh, thời trang và truyền thông, công nghê trang điểm trong thời kỳ này đã được cải tiến rất nhiều để mang lại sự tiện dụng nhất cho phái đẹp.
Theo nghiên cứu mới của Tamiji Nakashima đến từ trường Đại học Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Nhật, đế chế Samurai sụp đổ vì phấn trang điểm. Các chiến binh samurai Nhật nổi tiếng là những người can đảm, không run sợ trước bất kỳ ai và luôn sống với tâm niệm sẽ chết như anh hùng trong chiến trận. Tuy nhiên, rốt cuộc họ bị đốn ngã trước một kẻ thù không ngờ: son phấn trang điểm. Các nhà nghiên cứu phát hiện, con cái của tầng lớp võ sĩ samurai bị ngộ độc chì nghiêm trọng vì mỹ phẩm trang điểm của mẹ. Chúng lớn lên bị khuyết tật, biến dạng cơ thể và yếu kém về khả năng nhận thức.
Cũng chính vì thế, con cái của tầng lớp samurai không có khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng chính trị. Điều này dẫn đến tình trạng mất ổn định và rốt cuộc là sự sụp đổ hệ thống phong kiến của họ.