Cẩn thận khi làm hết chai gót chân. Tình trạng khô và nứt gót chân có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, việc dùng dao cạo làm hết vết chai gót chân có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất trước khi tiến hành làm hết chai chân, nên ngâm chân trong nước ấm trước khi tẩy vết chai sạn ít nhất 5 phút, chỉ tẩy bằng đá bọt hoặc xơ mướp dạng mềm. Sau đó, không được đi chân đất tránh vết chai tái xuất hiện. Nuôi dưỡng lớp biểu bì bên cạnh móng. Sai lầm thường gặp ở các chị em là khi đi làm đẹp thường để cho thợ móng cắt bỏ lớp biểu bì này đi, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, không bao giờ được xé lớp xước măng rô, bởi vì có thể làm xước, chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Làm sạch móng trước khi tô lớp nail mới. Những màu nail như đỏ và tím có thể khiến móng chân, tay của bạn bị ố vàng. Sử dụng acetone hoặc nước cốt chanh làm sạch móng của bạn trước khi tô màu nail mới. Nhưng nếu móng bị đổi màu, giòn có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm, khi đó, bạn cần gặp bác sĩ ngay. Không dùng dao cạo râu để cạo lông chân. Việc bị trầy xước da do dao cạo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi chúng ta đã thật sự cẩn thận. Vì lưỡi dao cạo râu, có thể trên da sẽ có những vết thương nhỏ, và do bị nhiễm khuẩn nên có thể dẫn đến chứng viêm nang lông. Sử dụng công cụ làm móng của riêng bạn. Nghiên cứu mới đây cho thấy những người đam mê làm móng thường xuyên là rất có thể bị khô móng, móng tay dễ gãy. Những phụ nữ này thường có móng tay thường xuyên bị nhiễm trùng móng mãn tính , bằng chứng là sưng húp , các chỗ bị đỏ xung quanh vành móng tay. Không tẩy da chết bàn chân bằng cá. Tại nhiều thẩm mỹ viện trên thế giới còn đang tồn tại một loại hình khá “dị” là tẩy da chết bàn chân bằng cách cho cá rỉa. Phương pháp làm đẹp này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như: nhiễm HIV, lây bệnh da liễu…. Đi tất bảo vệ chân của bạn trong mùa đông. Luôn luôn mang tất khi đi giày. Bởi vì những đôi giày làm từ các vật liệu như da, nhựa, vật liệu nhân tạo chúng có thể gây kích ứng da. Mang những đôi tất dày đủ để bảo vệ chân và là vị cứu tinh của bất cứ chấn thương nào nơi bàn chân. Rửa chân với với ấm. Rửa cả hai bàn chân của bạn mỗi ngày với ấm chứ không phải là nước nóng. Để thử nhiệt độ vừa phải cho chân, bạn nên thử nghiệm độ ấm của nước với 2 bàn tay. Tránh ngâm chân quá lâu trong nước, vì các vết loét lở sẽ khó chữa hơn. Lau khô chân ngay lập tức nhất là giữa tất cả các kẽ ngón chân của bạn. Massage chân cho bà bầu khi mang thai. Phụ nữ mang thai phải trải qua nhiều đau nhức trong thai kỳ do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và việc tăng cân ảnh hưởng đến đôi chân, dẫn đến phù nề, chuột rút, đau nhức ở bàn chân. Chính vì thế, massage chân rất tốt cho bà bầu. Nó vừa giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, thư giãn và có được giấc ngủ sâu hơn. Giữ gìn dụng cụ làm móng của bạn luôn sạch sẽ. Cho dù bạn có sở hữu riêng một bộ dụng cụ làm móng ở nhà hay cả khi mang đến thẩm mỹ viện, luôn đảm bảo rằng chúng phải được vệ sinh một cách sạch sẽ nhất. Sau khi sử dụng xong nên ngâm chúng vào dung dịch xà bông loãng và khử trung bằng rượu ít nhất 10 phút. Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Chân của bạn có thể bị khô và nứt khiến các vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập dưới da và tạo sự nhiễm trùng. Sử dụng một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm thoa hàng ngày để làm mềm mại đôi chân khô. Chú ý đến các kẽ chân của bạn và thường xuyên làm sạch, lau khô chúng một cách nhẹ nhàng.
Cẩn thận khi làm hết chai gót chân. Tình trạng khô và nứt gót chân có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, việc dùng dao cạo làm hết vết chai gót chân có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất trước khi tiến hành làm hết chai chân, nên ngâm chân trong nước ấm trước khi tẩy vết chai sạn ít nhất 5 phút, chỉ tẩy bằng đá bọt hoặc xơ mướp dạng mềm. Sau đó, không được đi chân đất tránh vết chai tái xuất hiện.
Nuôi dưỡng lớp biểu bì bên cạnh móng. Sai lầm thường gặp ở các chị em là khi đi làm đẹp thường để cho thợ móng cắt bỏ lớp biểu bì này đi, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, không bao giờ được xé lớp xước măng rô, bởi vì có thể làm xước, chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Làm sạch móng trước khi tô lớp nail mới. Những màu nail như đỏ và tím có thể khiến móng chân, tay của bạn bị ố vàng. Sử dụng acetone hoặc nước cốt chanh làm sạch móng của bạn trước khi tô màu nail mới. Nhưng nếu móng bị đổi màu, giòn có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm, khi đó, bạn cần gặp bác sĩ ngay.
Không dùng dao cạo râu để cạo lông chân. Việc bị trầy xước da do dao cạo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi chúng ta đã thật sự cẩn thận. Vì lưỡi dao cạo râu, có thể trên da sẽ có những vết thương nhỏ, và do bị nhiễm khuẩn nên có thể dẫn đến chứng viêm nang lông.
Sử dụng công cụ làm móng của riêng bạn. Nghiên cứu mới đây cho thấy những người đam mê làm móng thường xuyên là rất có thể bị khô móng, móng tay dễ gãy. Những phụ nữ này thường có móng tay thường xuyên bị nhiễm trùng móng mãn tính , bằng chứng là sưng húp , các chỗ bị đỏ xung quanh vành móng tay.
Không tẩy da chết bàn chân bằng cá. Tại nhiều thẩm mỹ viện trên thế giới còn đang tồn tại một loại hình khá “dị” là tẩy da chết bàn chân bằng cách cho cá rỉa. Phương pháp làm đẹp này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như: nhiễm HIV, lây bệnh da liễu….
Đi tất bảo vệ chân của bạn trong mùa đông. Luôn luôn mang tất khi đi giày. Bởi vì những đôi giày làm từ các vật liệu như da, nhựa, vật liệu nhân tạo chúng có thể gây kích ứng da. Mang những đôi tất dày đủ để bảo vệ chân và là vị cứu tinh của bất cứ chấn thương nào nơi bàn chân.
Rửa chân với với ấm. Rửa cả hai bàn chân của bạn mỗi ngày với ấm chứ không phải là nước nóng. Để thử nhiệt độ vừa phải cho chân, bạn nên thử nghiệm độ ấm của nước với 2 bàn tay. Tránh ngâm chân quá lâu trong nước, vì các vết loét lở sẽ khó chữa hơn. Lau khô chân ngay lập tức nhất là giữa tất cả các kẽ ngón chân của bạn.
Massage chân cho bà bầu khi mang thai. Phụ nữ mang thai phải trải qua nhiều đau nhức trong thai kỳ do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và việc tăng cân ảnh hưởng đến đôi chân, dẫn đến phù nề, chuột rút, đau nhức ở bàn chân. Chính vì thế, massage chân rất tốt cho bà bầu. Nó vừa giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, thư giãn và có được giấc ngủ sâu hơn.
Giữ gìn dụng cụ làm móng của bạn luôn sạch sẽ. Cho dù bạn có sở hữu riêng một bộ dụng cụ làm móng ở nhà hay cả khi mang đến thẩm mỹ viện, luôn đảm bảo rằng chúng phải được vệ sinh một cách sạch sẽ nhất. Sau khi sử dụng xong nên ngâm chúng vào dung dịch xà bông loãng và khử trung bằng rượu ít nhất 10 phút.
Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày. Chân của bạn có thể bị khô và nứt khiến các vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập dưới da và tạo sự nhiễm trùng. Sử dụng một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm thoa hàng ngày để làm mềm mại đôi chân khô. Chú ý đến các kẽ chân của bạn và thường xuyên làm sạch, lau khô chúng một cách nhẹ nhàng.