Nhiều năm qua, bí đao khổng lồ có trọng lượng trung bình 60kg/ quả, có quả nặng gần 100kg, được trồng nhiều ở làng Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) với 60 hộ tham gia như nghề truyền thống.Loại bí đao khủng này chỉ làm duy nhất 1 vụ trong năm, từ tháng 11 (âm lịch) đến tháng 3. Không chỉ có ưu thế bởi trọng lượng “khủng”, sau khi thu hoạch giống bí đao này có thể để được cả năm không bị hư hỏng.Theo người dân, ngoài thu hoạch quả, nước từ thân bí dùng để thanh nhiệt, mát gan trị các loại bệnh thông thường như lang ben, hắc lào...Nông dân Trương Thị Phương (thôn Chánh Trạch 1), cho biết: “Vì sao tại đây trồng được bí đao to như vậy, chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng tôi chắc chắn hiếm nơi nào có thể trồng được. Có lẽ, đây là đặc ân mà ông trời dành cho người dân ở làng. Thực tế, khi chứng kiến bí đao khủng, nhiều người rất thích và họ xin hạt của làng về nơi khác để trồng nhưng trái không to”.Theo nhiều người dân, giống bí đao này đã có từ lâu đời và để có loại nông sản đặc hữu này cũng nhờ vùng đất với thổ nhưỡng kỳ lạ tạo nên, không nơi nào có được. Tại đây, ba bề núi bao bọc, hướng mặt ra biển, đặc biệt bên dưới có được mạch nước ngầm tốt.Dùng võng tự chế để giữ chặt bí đao trên giàn vì trọng lượng quá nặng.Điều kiện, bắt buộc để tạo bí đao “khổng lồ” là mỗi dây chỉ để duy nhất 1 trái và “thúc” chúng lớn bằng cách đầu tư mạnh chất dinh dưỡng có sẵn từ địa phương như phân chuồng, xác bánh dầu (xác ép dầu phộng)…trong vòng khoảng 5 tháng.
Nhiều năm qua, bí đao khổng lồ có trọng lượng trung bình 60kg/ quả, có quả nặng gần 100kg, được trồng nhiều ở làng Chánh Trạch 1 và Chánh Trạch 2 (xã Mỹ Thọ) với 60 hộ tham gia như nghề truyền thống.
Loại bí đao khủng này chỉ làm duy nhất 1 vụ trong năm, từ tháng 11 (âm lịch) đến tháng 3. Không chỉ có ưu thế bởi trọng lượng “khủng”, sau khi thu hoạch giống bí đao này có thể để được cả năm không bị hư hỏng.
Theo người dân, ngoài thu hoạch quả, nước từ thân bí dùng để thanh nhiệt, mát gan trị các loại bệnh thông thường như lang ben, hắc lào...
Nông dân Trương Thị Phương (thôn Chánh Trạch 1), cho biết: “Vì sao tại đây trồng được bí đao to như vậy, chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nhưng tôi chắc chắn hiếm nơi nào có thể trồng được. Có lẽ, đây là đặc ân mà ông trời dành cho người dân ở làng. Thực tế, khi chứng kiến bí đao khủng, nhiều người rất thích và họ xin hạt của làng về nơi khác để trồng nhưng trái không to”.
Theo nhiều người dân, giống bí đao này đã có từ lâu đời và để có loại nông sản đặc hữu này cũng nhờ vùng đất với thổ nhưỡng kỳ lạ tạo nên, không nơi nào có được. Tại đây, ba bề núi bao bọc, hướng mặt ra biển, đặc biệt bên dưới có được mạch nước ngầm tốt.
Dùng võng tự chế để giữ chặt bí đao trên giàn vì trọng lượng quá nặng.
Điều kiện, bắt buộc để tạo bí đao “khổng lồ” là mỗi dây chỉ để duy nhất 1 trái và “thúc” chúng lớn bằng cách đầu tư mạnh chất dinh dưỡng có sẵn từ địa phương như phân chuồng, xác bánh dầu (xác ép dầu phộng)…trong vòng khoảng 5 tháng.