Thuộc về dòng họ từng nổi danh giàu có một thời nhà nghề buôn bán, kinh doanh, nhà cổ Tấn Ký (Hội An - Quảng Ngãi) hiện còn lưu lại nhiều cổ vật vô giá, cho thấy con mắt tinh tường của người xưa trong xây dựng, trang trí ngôi nhà. Các chi tiết chạm khắc tại bao lam, hoành phi câu đối trong phòng khách đều có hình ảnh biểu trưng cho sự tốt đẹp như quả lựu, quả phật thủ, con dơi.Trên mí cửa ra vào có gắn hai con mắt hình xoáy âm dương lá đề, ẩn chứa mong muốn của gia chủ về cuộc sống no đủ, công việc buôn bán phát đạt, thuận lợi.Nổi danh khắp các vùng Nam Bộ về độ giàu có, cầu kỳ trong việc lựa chọn đồ đạc trong dinh thự, đốc phủ Hải (Tiền Giang) cho thấy con mắt tinh đời, thẩm mỹ cao khi chọn các bức tranh, liễn đối trong nhà. Trải qua hơn 100 năm, cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống vẫn giữ nguyên vẹn. Trong hình là bộ bao lam bằng gỗ quý chạm hai mặt hình ảnh tứ linh, tứ quí, bát bửu... Ảnh: Quốc Lê.Liễn đại tự để thờ và liễn treo trên cột được khảm xà cừ tinh tế, độc đáo.Các chi tiết chạm nổi hoa lá, chữ và khảm xà cừ tinh xảo, được các nghệ nhân nổi tiếng khắp vùng chế tác và được gia chủ kỳ công sưu tầm.Đồ gỗ trong phòng khách của nhà giàu xưa thường được sơn son thếp vàng, biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý. Trong hình là nhà cổ pha trộn nét Tây - Đông Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng ở Sa Đéc - Cần Thơ.Lối kiến trúc phương Đông thể hiện một cách mềm mại qua những đường nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ hình chim muông, cây trái, Tùng, Cúc, Trúc, Mai trên gỗ quý trong nhà.Bức "Trung Tây Cộng Hưởng" với chi tiết trang trí đẹp mắt được treo trang trọng ở chính giữa ngôi nhà.Nét lộng lẫy nhất của nội thất ngôi nhà dòng họ Phạm ở Vĩnh Long là bộ bao lam bằng gỗ kết dính cả ba gian nhà, trên khắc chạm tinh tế hình long, phụng, chim muông, cây cối…tất cả đều sơn son thếp vàng rất bắt mắt.Bên trong căn nhà, toàn bộ kết cấu chính đều được làm bằng gỗ quý và bài trí theo phong cách phương Đông. Gian trung tâm của nhà giữa treo tấm hoành phi lớn viết chữ Hán “Phạm Phủ Đường”, tức nhà của họ Phạm, thể hiện chủ nhân ngôi nhà là một người giàu sang và địa vị xã hội.
Ảnh: Nguyễn Luân.
Thuộc về dòng họ từng nổi danh giàu có một thời nhà nghề buôn bán, kinh doanh, nhà cổ Tấn Ký (Hội An - Quảng Ngãi) hiện còn lưu lại nhiều cổ vật vô giá, cho thấy con mắt tinh tường của người xưa trong xây dựng, trang trí ngôi nhà. Các chi tiết chạm khắc tại bao lam, hoành phi câu đối trong phòng khách đều có hình ảnh biểu trưng cho sự tốt đẹp như quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Trên mí cửa ra vào có gắn hai con mắt hình xoáy âm dương lá đề, ẩn chứa mong muốn của gia chủ về cuộc sống no đủ, công việc buôn bán phát đạt, thuận lợi.
Nổi danh khắp các vùng Nam Bộ về độ giàu có, cầu kỳ trong việc lựa chọn đồ đạc trong dinh thự, đốc phủ Hải (Tiền Giang) cho thấy con mắt tinh đời, thẩm mỹ cao khi chọn các bức tranh, liễn đối trong nhà. Trải qua hơn 100 năm, cấu trúc gỗ đậm nét truyền thống vẫn giữ nguyên vẹn. Trong hình là bộ bao lam bằng gỗ quý chạm hai mặt hình ảnh tứ linh, tứ quí, bát bửu... Ảnh: Quốc Lê.
Liễn đại tự để thờ và liễn treo trên cột được khảm xà cừ tinh tế, độc đáo.
Các chi tiết chạm nổi hoa lá, chữ và khảm xà cừ tinh xảo, được các nghệ nhân nổi tiếng khắp vùng chế tác và được gia chủ kỳ công sưu tầm.
Đồ gỗ trong phòng khách của nhà giàu xưa thường được sơn son thếp vàng, biểu trưng cho sự giàu sang, phú quý. Trong hình là nhà cổ pha trộn nét Tây - Đông Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng ở Sa Đéc - Cần Thơ.
Lối kiến trúc phương Đông thể hiện một cách mềm mại qua những đường nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ hình chim muông, cây trái, Tùng, Cúc, Trúc, Mai trên gỗ quý trong nhà.
Bức "Trung Tây Cộng Hưởng" với chi tiết trang trí đẹp mắt được treo trang trọng ở chính giữa ngôi nhà.
Nét lộng lẫy nhất của nội thất ngôi nhà dòng họ Phạm ở Vĩnh Long là bộ bao lam bằng gỗ kết dính cả ba gian nhà, trên khắc chạm tinh tế hình long, phụng, chim muông, cây cối…tất cả đều sơn son thếp vàng rất bắt mắt.
Bên trong căn nhà, toàn bộ kết cấu chính đều được làm bằng gỗ quý và bài trí theo phong cách phương Đông. Gian trung tâm của nhà giữa treo tấm hoành phi lớn viết chữ Hán “Phạm Phủ Đường”, tức nhà của họ Phạm, thể hiện chủ nhân ngôi nhà là một người giàu sang và địa vị xã hội.
Ảnh: Nguyễn Luân.