1. Vụ ly hôn 2.000 tỷ của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Vụ ly hôn của vợ chồng đại gia cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) là vụ ly hôn gây xôn xao dư luận nhất thời gian qua.Theo đó, vào giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ rạn nứt nội bộ giữa cặp đôi quyền lực Đặng Lê Nguyên Vũ - Lê Hoàng Diệp Thảo.Trong thời gian chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, bà Thảo tố cáo ông Vũ đã tự ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên của bà. Bà Thảo cho rằng việc làm của ông Vũ là "không đảm bảo tính pháp lý", gây bất lợi, ảnh hưởng đến việc điều hành của bà trong công ty nên khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương hủy bỏ. Ảnh: CafeBiz.Trong buổi xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp giữa các thành viên trong Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên gần đây, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã hủy bỏ quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo (vợ) do ông Đặng Lê Nguyên Vũ (chồng) ký ban hành vào khoảng giữa tháng 4/2015 với tư cách là Chủ tịch HĐQT của công ty. Ảnh: Lao động.Lý do hủy bỏ là theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty, Chủ tịch HĐQT không có quyền miễn nhiệm người quản lý quan trọng của công ty. Ảnh: CafeBiz.Đồng thời, Tòa án Nhân dân TP.HCM cũng tuyên bố khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên, yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà điều hành và quản lý tại tập đoàn này. Ảnh: Vietnamnet.2. Vụ ly hôn 2.000 tỷ của vợ chồng ông chủ tập đoàn quốc tế Năm Sao
Tháng 12/2012, Tòa án quận 3, TP HCM mở phiên sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm Sao) và vợ là bà Phạm Thị Hương Giang (Phó giám đốc Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương). Căng thẳng nhất trong phiên tòa là việc phân chia tài sản. Ảnh: doanhnghiepvathuonghieu.vn.Bà Giang cho biết vợ chồng bà có khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng gồm: 10 biệt thự tại TP HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều bất động sản khác. Ngoài ra tài sản còn có một chiếc xe Camry, vốn cổ phần đầu tư vào Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, Công ty cổ phần Quốc tế Hòn Đảo Việt, Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Sam My, Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông. Bà Giang yêu cầu được chia 50% tài sản trên. Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp.Trong khi đó ông Mười lại cho rằng hầu hết số tài sản này là đi vay mượn, mua bán kiếm lời và do giá nhà xuống nên có khoản nợ 109 tỷ đồng và 6.804 lượng vàng. Ông Mười đề nghị tài sản sẽ ưu tiên trả nợ, phần còn lại sẽ phân chia. Tuy nhiên bà Giang cho rằng mình không biết và không có trách nhiệm phải trả. Cuối cùng tòa án đã hoãn xử để định giá lại khối tài sản trên. Vụ tranh chấp này sau đó không rõ hồi kết. Ảnh: Internet. 3. Vụ ly hôn 10.000 tỷ của vợ chồng con gái ông chủ tập đoàn Bảo Sơn
Năm 2011, vụ ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh (SN 1975, ở phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và bà Nguyễn Thanh Thủy (SN 1976, trú tại phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình), Phó chủ tịch tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời là con gái ông chủ tập đoàn Bảo Sơn khiến dư luận xôn xao vì khối tài sản tranh chấp lên đến 500 triệu USD (10.000 tỷ đồng).Cụ thể, vào cuối năm 2010, sau đề nghị của 2 bên, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội đã có quyết định cho ly hôn. Tuy nhiên, tại quyết định này, về tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được quyết định phân chia. Do đó, ông Bùi Đức Minh đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Ảnh: giacngo.vn.Tập đoàn Bảo Sơn vốn nổi tiếng với khách sạn tư nhân cao cấp đầu tiên tại Hà Nội cũng như những dự án án lớn, nổi bật nhất là khu Thiên đường Bảo Sơn. Ngoài tập đoàn Bảo Sơn, số tài sản này còn phân bố ở dạng cổ phần trong 7 công ty khác do Bảo Sơn làm chủ sở hữu. Ảnh: Tinhte.vn.Theo ông Minh, số tài sản nghìn tỷ nói trên được xác lập trong thời kỳ hôn nhân, nhưng phần lớn cổ phần mang tên cổ đông là Nguyễn Thanh Thủy. Do đó, ông đòi chia số cổ phần tăng thêm đứng tên bà Thủy tại Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác. Ảnh: giacngo.vn.Tuy nhiên vụ việc chưa được giải quyết thì đầu năm 2012 công an Hà Nội đã bất ngờ bắt ông Bùi Đức Minh để điều tra về hành vi vu khống do dùng hàng trăm sim “rác” để nhắn tin vu khống, bôi nhọ một số lãnh đạo ban, ngành tại Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet. 4. Vụ ly hôn 288 tỷ đồng của đại gia Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy
Cuộc tranh chấp tài sản giữa doanh nhân Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy vào năm 2011 đã gây ồn ào dư luận suốt một thời gian dài. Ảnh: Internet.Kể từ khi kết hôn, đại gia Đức An cho siêu mẫu Ngọc Thúy đứng tên trên nhiều tài sản ông đầu tư tại Việt Nam. Khi ly hôn, số tài sản mà ông An kê khai để "đòi lại" vợ cũ bao gồm 13 lô đất và biệt thự ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; 9 căn hộ cao cấp ở quận 1, 3 lô đất ở thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Internet.Bên cạnh đó, vị đại gia này còn sở hữu một biệt thự tại quận Bình Thạnh, tiền tiết kiệm ngân hàng, tiền mua cổ phiếu dự án Bank New Venture, 31% cổ phần trong Công ty Sao Mai ở thành phố Vũng Tàu, một xe Vespa và 7 xe ôtô. Ước tính số tài sản này lên tới 288 tỷ đồng. Vụ kiện tranh chấp số tài sản này đến nay vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Internet. 5. Vụ ly hôn 1000 tỷ đồng của vợ chồng ông Lê Quang Tiến
Năm 2007, vụ ly hôn đình đám và tốn kém nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay là vụ ly hôn của ông Lê Quang Tiến thời điểm đó là Phó chủ tịch tập đoàn FPT (hiện nay là thành viên Hội đồng sáng lập FPT) và bà Lê Thị Hồng Hải. Số cổ phiếu chia cho người vợ cũ gần 2 triệu cổ phiếu FPT (ước tính lên đến 1.000 tỷ đồng). Ảnh: Chungta.vn.
1. Vụ ly hôn 2.000 tỷ của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Vụ ly hôn của vợ chồng đại gia cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) là vụ ly hôn gây xôn xao dư luận nhất thời gian qua.
Theo đó, vào giữa tháng 11/2015, Tập đoàn Trung Nguyên bất ngờ thông báo ngưng cung cấp sản phẩm cà phê hòa tan G7 vì lý do máy móc. Dư luận bắt đầu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa có thể xuất phát từ rạn nứt nội bộ giữa cặp đôi quyền lực Đặng Lê Nguyên Vũ - Lê Hoàng Diệp Thảo.
Trong thời gian chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, bà Thảo tố cáo ông Vũ đã tự ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên của bà. Bà Thảo cho rằng việc làm của ông Vũ là "không đảm bảo tính pháp lý", gây bất lợi, ảnh hưởng đến việc điều hành của bà trong công ty nên khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Bình Dương hủy bỏ. Ảnh: CafeBiz.
Trong buổi xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp giữa các thành viên trong Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên gần đây, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã hủy bỏ quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo (vợ) do ông Đặng Lê Nguyên Vũ (chồng) ký ban hành vào khoảng giữa tháng 4/2015 với tư cách là Chủ tịch HĐQT của công ty. Ảnh: Lao động.
Lý do hủy bỏ là theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty, Chủ tịch HĐQT không có quyền miễn nhiệm người quản lý quan trọng của công ty. Ảnh: CafeBiz.
Đồng thời, Tòa án Nhân dân TP.HCM cũng tuyên bố khôi phục tư cách Phó tổng giám đốc của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên, yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà điều hành và quản lý tại tập đoàn này. Ảnh: Vietnamnet.
2. Vụ ly hôn 2.000 tỷ của vợ chồng ông chủ tập đoàn quốc tế Năm Sao
Tháng 12/2012, Tòa án quận 3, TP HCM mở phiên sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm Sao) và vợ là bà Phạm Thị Hương Giang (Phó giám đốc Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương). Căng thẳng nhất trong phiên tòa là việc phân chia tài sản. Ảnh: doanhnghiepvathuonghieu.vn.
Bà Giang cho biết vợ chồng bà có khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng gồm: 10 biệt thự tại TP HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều bất động sản khác. Ngoài ra tài sản còn có một chiếc xe Camry, vốn cổ phần đầu tư vào Tập đoàn Quốc tế Năm Sao, Công ty cổ phần Quốc tế Hòn Đảo Việt, Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Sam My, Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông. Bà Giang yêu cầu được chia 50% tài sản trên. Ảnh: Diễn đàn Doanh nghiệp.
Trong khi đó ông Mười lại cho rằng hầu hết số tài sản này là đi vay mượn, mua bán kiếm lời và do giá nhà xuống nên có khoản nợ 109 tỷ đồng và 6.804 lượng vàng. Ông Mười đề nghị tài sản sẽ ưu tiên trả nợ, phần còn lại sẽ phân chia. Tuy nhiên bà Giang cho rằng mình không biết và không có trách nhiệm phải trả. Cuối cùng tòa án đã hoãn xử để định giá lại khối tài sản trên. Vụ tranh chấp này sau đó không rõ hồi kết. Ảnh: Internet.
3. Vụ ly hôn 10.000 tỷ của vợ chồng con gái ông chủ tập đoàn Bảo Sơn
Năm 2011, vụ ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh (SN 1975, ở phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và bà Nguyễn Thanh Thủy (SN 1976, trú tại phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình), Phó chủ tịch tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời là con gái ông chủ tập đoàn Bảo Sơn khiến dư luận xôn xao vì khối tài sản tranh chấp lên đến 500 triệu USD (10.000 tỷ đồng).
Cụ thể, vào cuối năm 2010, sau đề nghị của 2 bên, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội đã có quyết định cho ly hôn. Tuy nhiên, tại quyết định này, về tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được quyết định phân chia. Do đó, ông Bùi Đức Minh đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Ảnh: giacngo.vn.
Tập đoàn Bảo Sơn vốn nổi tiếng với khách sạn tư nhân cao cấp đầu tiên tại Hà Nội cũng như những dự án án lớn, nổi bật nhất là khu Thiên đường Bảo Sơn. Ngoài tập đoàn Bảo Sơn, số tài sản này còn phân bố ở dạng cổ phần trong 7 công ty khác do Bảo Sơn làm chủ sở hữu. Ảnh: Tinhte.vn.
Theo ông Minh, số tài sản nghìn tỷ nói trên được xác lập trong thời kỳ hôn nhân, nhưng phần lớn cổ phần mang tên cổ đông là Nguyễn Thanh Thủy. Do đó, ông đòi chia số cổ phần tăng thêm đứng tên bà Thủy tại Công ty cổ phần tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác. Ảnh: giacngo.vn.
Tuy nhiên vụ việc chưa được giải quyết thì đầu năm 2012 công an Hà Nội đã bất ngờ bắt ông Bùi Đức Minh để điều tra về hành vi vu khống do dùng hàng trăm sim “rác” để nhắn tin vu khống, bôi nhọ một số lãnh đạo ban, ngành tại Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet.
4. Vụ ly hôn 288 tỷ đồng của đại gia Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy
Cuộc tranh chấp tài sản giữa doanh nhân Việt kiều Mỹ Nguyễn Đức An và siêu mẫu Ngọc Thúy vào năm 2011 đã gây ồn ào dư luận suốt một thời gian dài. Ảnh: Internet.
Kể từ khi kết hôn, đại gia Đức An cho siêu mẫu Ngọc Thúy đứng tên trên nhiều tài sản ông đầu tư tại Việt Nam. Khi ly hôn, số tài sản mà ông An kê khai để "đòi lại" vợ cũ bao gồm 13 lô đất và biệt thự ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; 9 căn hộ cao cấp ở quận 1, 3 lô đất ở thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó, vị đại gia này còn sở hữu một biệt thự tại quận Bình Thạnh, tiền tiết kiệm ngân hàng, tiền mua cổ phiếu dự án Bank New Venture, 31% cổ phần trong Công ty Sao Mai ở thành phố Vũng Tàu, một xe Vespa và 7 xe ôtô. Ước tính số tài sản này lên tới 288 tỷ đồng. Vụ kiện tranh chấp số tài sản này đến nay vẫn chưa có hồi kết. Ảnh: Internet.
5. Vụ ly hôn 1000 tỷ đồng của vợ chồng ông Lê Quang Tiến
Năm 2007, vụ ly hôn đình đám và tốn kém nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay là vụ ly hôn của ông Lê Quang Tiến thời điểm đó là Phó chủ tịch tập đoàn FPT (hiện nay là thành viên Hội đồng sáng lập FPT) và bà Lê Thị Hồng Hải. Số cổ phiếu chia cho người vợ cũ gần 2 triệu cổ phiếu FPT (ước tính lên đến 1.000 tỷ đồng). Ảnh: Chungta.vn.