Thấy phóng viên và lãnh đạo xã Tam Hiệp vào thăm vườn hồng, ông Hùng đon đả chào khách. Ông chia sẻ, diện tích đất này trước kia người dân xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì trồng rau, lúa. Do thu nhập không cao, nên ông đã thuê lại để trồng hoa hồng.Ông Hùng đến với nghề trồng hoa hồng như một lẽ dĩ nhiên vì yêu hoa, yêu thiên nhiên và cũng không ngoài mong muốn có cuộc sống đủ đầy.Ông đam mê nghệ thuật, đối với ông cây cũng có thể làm nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật bon sai, nghệ thuật vườn. Ngày nay, các yếu tố sinh thái môi trường trong đô thị suy giảm lớn, do đó chúng ta cần thì cần phải xanh hóa ngôi nhà, làm ngôi nhà sang hơn, giàu tính thẩm mỹ.Từ đó, ông Hùng săn lùng các giống hồng quý về trồng, từ hồng cổ trong nước, đến hồng ngoại nhập khẩu. Trong đó, có hồng cổ Sapa, Bạch Vân Khôi, hồng đào cổ, hồng cổ leo Hải Phòng... Nhiều gốc hồng có tuổi đời hàng chục năm có giá trị lên tới vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.Nói về hiệu quả của mô hình sinh thái hoa hồng của ông Hùng, ông Ngô Ngọc Toàn, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết: Mô hình vườn hoa hồng của ông Hùng đem lại nguồn thu nhập khá cao, phát triển kinh tế gia đình khá tốt.Đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho công nhân khá tốt. Những người bắt đầu vào làm tại đây có thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.Có người làm lâu, kinh nghiệp khá có thể lên đến 5-6 triệu đồng/người/tháng. Đây là mô hình du lịch sinh thái trên địa bàn, để người dân của Thủ đô và các tỉnh đến đây tham quan, và có thể mua cây về trồng.Theo ông Hùng, hiện tại ông đã thu thập về mô hình của mình trên 20.000 cây hồng. Trong đó, có 300 loài quý hiếm cả ở trong nước và trên thế giới, có nguồn gốc từ Pháp, Hà Lan, Đức, Mỹ, Ý, Anh … Mỗi cây hoa hồng cho một màu sắc khác lạ, quyết rũ người xem.Để nhiều người biết đến khu vườn của mình ông Hùng đã giới thiệu tại Lễ hội hoa hồng ở công viên Thống Nhất, trong dịp 30/4 và 1/5 ông đã tổ chức triển lãm hoa và nghệ thuật bon sai và hoa hồng tại vườn. Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ông Hùng đã tổ chức lễ hội thu vàng trên vườn hồng, nhằm tạo cơ hội cho du khách ngắm mùa thu trong vườn hồng.Không chỉ có nhiều giống hồng quý, lạ ông Hùng còn tạo cho nhà vườn thành các khu công viên nhỏ để khách đến có nhiều cảnh chụp ảnh. Cùng với đó, ông thường xuyên có người thường trực giới thiệu các loài hoa hồng, đặc tính của chúng cho khách có nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu mua cây về trồng.Ngoài hoa hồng, hiện nay ông Hùng còn đang sưu tầm, mua về nghiên cứu các loài hoa khác để phát triển thêm sản phẩm cho khách lựa chọn mua cây. Đến nay, ông Hùng đã đầu tư khoảng 4 ha đất tại Tam Hiệp thành khu vườn đa sắc màu. Ai đến đây cũng bị hút hồn bởi các sắc hoa lung linh, phong cảnh đẹp đến mê hồn.Hoa hồng ngoại.Nhiều gốc hồng ngoại đang ươm trồng.Nhiều loài hoa lạ khác tại đây thu hút người chơi hoa.
Thấy phóng viên và lãnh đạo xã Tam Hiệp vào thăm vườn hồng, ông Hùng đon đả chào khách. Ông chia sẻ, diện tích đất này trước kia người dân xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì trồng rau, lúa. Do thu nhập không cao, nên ông đã thuê lại để trồng hoa hồng.
Ông Hùng đến với nghề trồng hoa hồng như một lẽ dĩ nhiên vì yêu hoa, yêu thiên nhiên và cũng không ngoài mong muốn có cuộc sống đủ đầy.
Ông đam mê nghệ thuật, đối với ông cây cũng có thể làm nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật bon sai, nghệ thuật vườn. Ngày nay, các yếu tố sinh thái môi trường trong đô thị suy giảm lớn, do đó chúng ta cần thì cần phải xanh hóa ngôi nhà, làm ngôi nhà sang hơn, giàu tính thẩm mỹ.
Từ đó, ông Hùng săn lùng các giống hồng quý về trồng, từ hồng cổ trong nước, đến hồng ngoại nhập khẩu. Trong đó, có hồng cổ Sapa, Bạch Vân Khôi, hồng đào cổ, hồng cổ leo Hải Phòng... Nhiều gốc hồng có tuổi đời hàng chục năm có giá trị lên tới vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.
Nói về hiệu quả của mô hình sinh thái hoa hồng của ông Hùng, ông Ngô Ngọc Toàn, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết: Mô hình vườn hoa hồng của ông Hùng đem lại nguồn thu nhập khá cao, phát triển kinh tế gia đình khá tốt.
Đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho công nhân khá tốt. Những người bắt đầu vào làm tại đây có thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Có người làm lâu, kinh nghiệp khá có thể lên đến 5-6 triệu đồng/người/tháng. Đây là mô hình du lịch sinh thái trên địa bàn, để người dân của Thủ đô và các tỉnh đến đây tham quan, và có thể mua cây về trồng.
Theo ông Hùng, hiện tại ông đã thu thập về mô hình của mình trên 20.000 cây hồng. Trong đó, có 300 loài quý hiếm cả ở trong nước và trên thế giới, có nguồn gốc từ Pháp, Hà Lan, Đức, Mỹ, Ý, Anh … Mỗi cây hoa hồng cho một màu sắc khác lạ, quyết rũ người xem.
Để nhiều người biết đến khu vườn của mình ông Hùng đã giới thiệu tại Lễ hội hoa hồng ở công viên Thống Nhất, trong dịp 30/4 và 1/5 ông đã tổ chức triển lãm hoa và nghệ thuật bon sai và hoa hồng tại vườn. Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ông Hùng đã tổ chức lễ hội thu vàng trên vườn hồng, nhằm tạo cơ hội cho du khách ngắm mùa thu trong vườn hồng.
Không chỉ có nhiều giống hồng quý, lạ ông Hùng còn tạo cho nhà vườn thành các khu công viên nhỏ để khách đến có nhiều cảnh chụp ảnh. Cùng với đó, ông thường xuyên có người thường trực giới thiệu các loài hoa hồng, đặc tính của chúng cho khách có nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu mua cây về trồng.
Ngoài hoa hồng, hiện nay ông Hùng còn đang sưu tầm, mua về nghiên cứu các loài hoa khác để phát triển thêm sản phẩm cho khách lựa chọn mua cây. Đến nay, ông Hùng đã đầu tư khoảng 4 ha đất tại Tam Hiệp thành khu vườn đa sắc màu. Ai đến đây cũng bị hút hồn bởi các sắc hoa lung linh, phong cảnh đẹp đến mê hồn.
Hoa hồng ngoại.
Nhiều gốc hồng ngoại đang ươm trồng.
Nhiều loài hoa lạ khác tại đây thu hút người chơi hoa.