Dọc theo các tuyến sông, rạch ở Cà Mau không khó để bắt gặp hình ảnh người dân lặn mò bắt con hai mảnh (hay còn gọi là con vòm đen) đem về bán lại cho các vựa thu mua. Con hai mảnh là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thường bám vào các nhánh và rễ cây dưới nước.Người lặn chỉ cần có bao tay, cùng vợt để lặn xuống đáy sông gỡ con hai mảnh bám vào các nhánh cây rồi bỏ vào trong vợt đem lên.Để bắt được con hai mảnh cần phải làm việc nhóm từ hai người trở lên. Một người trên xuồng (phương tiện di chuyển trên sông) để canh giữ các ống oxy và sẵn sàng hỗ trợ người dưới nước để kéo vợt lên xuồng.Trước đây do không được hỗ trợ nhiều, phải lặn từng hơi một nên ông Nguyễn Văn Rị (70 tuổi, ngụ xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) không bắt được nhiều con hai mảnh. Từ khi trang bị máy chạy oxy và mặt nạ có kính lặn, việc thu hoạch con hai mảnh cũng dễ dàng hơn. Mỗi ngày ông Rị cùng cháu ngoại có thể kiếm được hơn một triệu đồng từ việc lặn bắt con hai mảnh.Con hai mảnh sẽ được các thương lái chở đi nhiều nơi để bán lại cho cua ăn hoặc làm thức ăn cho tôm hùm và các loài thuỷ sản khác. Tuỳ theo mùa mà con hai mảnh có giá cao hay thấp.Những khi nước mặn nhiều, con hai mảnh sinh sôi phát triển tốt, người dân bắt được số lượng lớn thường bán với giá khoảng 2.000 đồng/kg. Những lúc nước sông ít mặn, con hai mảnh ít sinh sôi, người dân bắt được ít, thương lái mua với giá cao hơn, khoảng 4.000 đồng/kg.Nghề lặn mò con hai mảnh cho thu nhập cao nhưng rất cực nhọc. Người làm nghề phải có sức khoẻ tốt, biết bơi và chịu lạnh giỏi.Trung bình mỗi ngày người lặn mò con hai mảnh phải trầm mình dưới nước hơn 6 giờ đồng hồ. Quãng đường lặn mò con hai mảnh có khi lên đến hàng chục km.Trung bình hai người cùng đi mò con hai mảnh mỗi ngày sẽ kiếm được từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Trước đây, loài hải sản này không có giá trị kinh tế nên người dân không quan tâm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương lái thu mua con hai mảnh nhiều và có giá ổn định nên nhiều người dân xem việc đi mò bắt con hai mảnh là nguồn thu nhập những lúc nông nhàn.
Dọc theo các tuyến sông, rạch ở Cà Mau không khó để bắt gặp hình ảnh người dân lặn mò bắt con hai mảnh (hay còn gọi là con vòm đen) đem về bán lại cho các vựa thu mua. Con hai mảnh là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ thường bám vào các nhánh và rễ cây dưới nước.
Người lặn chỉ cần có bao tay, cùng vợt để lặn xuống đáy sông gỡ con hai mảnh bám vào các nhánh cây rồi bỏ vào trong vợt đem lên.
Để bắt được con hai mảnh cần phải làm việc nhóm từ hai người trở lên. Một người trên xuồng (phương tiện di chuyển trên sông) để canh giữ các ống oxy và sẵn sàng hỗ trợ người dưới nước để kéo vợt lên xuồng.
Trước đây do không được hỗ trợ nhiều, phải lặn từng hơi một nên ông Nguyễn Văn Rị (70 tuổi, ngụ xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) không bắt được nhiều con hai mảnh. Từ khi trang bị máy chạy oxy và mặt nạ có kính lặn, việc thu hoạch con hai mảnh cũng dễ dàng hơn. Mỗi ngày ông Rị cùng cháu ngoại có thể kiếm được hơn một triệu đồng từ việc lặn bắt con hai mảnh.
Con hai mảnh sẽ được các thương lái chở đi nhiều nơi để bán lại cho cua ăn hoặc làm thức ăn cho tôm hùm và các loài thuỷ sản khác. Tuỳ theo mùa mà con hai mảnh có giá cao hay thấp.
Những khi nước mặn nhiều, con hai mảnh sinh sôi phát triển tốt, người dân bắt được số lượng lớn thường bán với giá khoảng 2.000 đồng/kg. Những lúc nước sông ít mặn, con hai mảnh ít sinh sôi, người dân bắt được ít, thương lái mua với giá cao hơn, khoảng 4.000 đồng/kg.
Nghề lặn mò con hai mảnh cho thu nhập cao nhưng rất cực nhọc. Người làm nghề phải có sức khoẻ tốt, biết bơi và chịu lạnh giỏi.
Trung bình mỗi ngày người lặn mò con hai mảnh phải trầm mình dưới nước hơn 6 giờ đồng hồ. Quãng đường lặn mò con hai mảnh có khi lên đến hàng chục km.
Trung bình hai người cùng đi mò con hai mảnh mỗi ngày sẽ kiếm được từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Trước đây, loài hải sản này không có giá trị kinh tế nên người dân không quan tâm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thương lái thu mua con hai mảnh nhiều và có giá ổn định nên nhiều người dân xem việc đi mò bắt con hai mảnh là nguồn thu nhập những lúc nông nhàn.