"Thủ phủ" Na Lạng Sơn ở Chi Lăng cách thủ đô Hà Nội 110km, cách TP Lạng Sơn 60km, ngay sát bên Quốc lộ 1A.Trên các dãy núi đá Cai Kinh lởm chởm, dựng đứng tạo nên địa thế hiểm trở của cửa ải Chi Lăng có thể thấy những đoạn dây theo dài nối thẳng từ đỉnh núi xuống dưới chân quốc lộ.Hình ảnh những chiếc sọt na Chi Lăng "bay" từ trên cao xuống khiến nhiều người mới đặt chân tới đây cảm thấy thú vị và hiếu kì. Phóng viên đã có cơ hội được theo chân chị Sơn là một chủ hộ trồng na lâu năm tại Chi Lăng dẫn đường vào sâu bên trong thung lũng na của vùng.Nơi đây thuộc vòng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 400m, nên việc di chuyển khá khó khăn. Na xuất hiện ở Chi Lăng khoảng 20 năm trước. Khi bị thiếu đất canh tác, một số hộ dân đã thử đưa cây na lên trồng trên núi đá.Và dường như na đã đặc biệt thích ứng với vùng núi đá ở đây và nhanh chóng trở thành vùng chuyên canh. Huyện Chi Lăng hiện có gần 1.500 ha na với sản lượng trên 10.000 tấn, trở thành vựa na lớn nhất của cả nước.Sau nhiều năm canh tác, để hạn chế sức người, các chủ vườn đã sáng tạo ra chiếc ròng rọc dùng để vận chuyển na xuống chân núi như bây giờ.Mất hơn 40 phút di chuyển liên tục, chúng tôi mới đến được vườn na hơn 1.000 cây của chị Sơn nằm trên con dốc của ngọn núi Cai Kinh. Theo chị Sơn: Na thu hoạch được quả sẽ trắng, các mắt nở căng và đều, sau đó tùy nhu cầu sử dụng mà chọn quả có độ rắn thích hợp.Cuối buổi thu hoạch, các chủ vườn sẽ tập kết na tại các trạm ròng rọc để vận chuyển na xuống dưới. Trước khi có hệ thống ròng rọc này người dân phải gánh từng gánh na nặng chừng 40kg qua nhiều cây số đường núi lởm chởm, vô cùng vất vả. Còn giờ đây, trung bình chỉ mất từ 1 đến 2 phút là cả giỏ na nặng 20 đến 30 kg sẽ được đưa xuống.Người nhà của chủ vườn sẽ được thông báo trước để đón những sọt na tươi được thả trực tiếp từ trên núi.Những trái na được hái từ trên núi đều là những gốc na lâu năm nên sẽ có trọng lượng lớn, độ ngọt thanh hơn so với những gốc na ở vùng đồng bằng.Với mỗi sọt na chất lượng như vậy, chủ vườn sẽ bán được 30.000 - 40.000đ/kg. Đây là nguồn thu để bù đắp phần nào công sức chăm sóc vất vả của người nông dân.
"Thủ phủ" Na Lạng Sơn ở Chi Lăng cách thủ đô Hà Nội 110km, cách TP Lạng Sơn 60km, ngay sát bên Quốc lộ 1A.
Trên các dãy núi đá Cai Kinh lởm chởm, dựng đứng tạo nên địa thế hiểm trở của cửa ải Chi Lăng có thể thấy những đoạn dây theo dài nối thẳng từ đỉnh núi xuống dưới chân quốc lộ.
Hình ảnh những chiếc sọt na Chi Lăng "bay" từ trên cao xuống khiến nhiều người mới đặt chân tới đây cảm thấy thú vị và hiếu kì. Phóng viên đã có cơ hội được theo chân chị Sơn là một chủ hộ trồng na lâu năm tại Chi Lăng dẫn đường vào sâu bên trong thung lũng na của vùng.
Nơi đây thuộc vòng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 400m, nên việc di chuyển khá khó khăn. Na xuất hiện ở Chi Lăng khoảng 20 năm trước. Khi bị thiếu đất canh tác, một số hộ dân đã thử đưa cây na lên trồng trên núi đá.
Và dường như na đã đặc biệt thích ứng với vùng núi đá ở đây và nhanh chóng trở thành vùng chuyên canh. Huyện Chi Lăng hiện có gần 1.500 ha na với sản lượng trên 10.000 tấn, trở thành vựa na lớn nhất của cả nước.
Sau nhiều năm canh tác, để hạn chế sức người, các chủ vườn đã sáng tạo ra chiếc ròng rọc dùng để vận chuyển na xuống chân núi như bây giờ.
Mất hơn 40 phút di chuyển liên tục, chúng tôi mới đến được vườn na hơn 1.000 cây của chị Sơn nằm trên con dốc của ngọn núi Cai Kinh. Theo chị Sơn: Na thu hoạch được quả sẽ trắng, các mắt nở căng và đều, sau đó tùy nhu cầu sử dụng mà chọn quả có độ rắn thích hợp.
Cuối buổi thu hoạch, các chủ vườn sẽ tập kết na tại các trạm ròng rọc để vận chuyển na xuống dưới. Trước khi có hệ thống ròng rọc này người dân phải gánh từng gánh na nặng chừng 40kg qua nhiều cây số đường núi lởm chởm, vô cùng vất vả. Còn giờ đây, trung bình chỉ mất từ 1 đến 2 phút là cả giỏ na nặng 20 đến 30 kg sẽ được đưa xuống.
Người nhà của chủ vườn sẽ được thông báo trước để đón những sọt na tươi được thả trực tiếp từ trên núi.Những trái na được hái từ trên núi đều là những gốc na lâu năm nên sẽ có trọng lượng lớn, độ ngọt thanh hơn so với những gốc na ở vùng đồng bằng.
Với mỗi sọt na chất lượng như vậy, chủ vườn sẽ bán được 30.000 - 40.000đ/kg. Đây là nguồn thu để bù đắp phần nào công sức chăm sóc vất vả của người nông dân.