Dầu mỏ được đánh giá là “vàng đen”, là “dòng máu của công nghiệp”. Đây là loại dầu khoáng vật có màu nâu hoặc đen.Từ dầu mỏ, người ta còn sản xuất loại dầu nặng hơn dầu mazut. Sau khi đã lấy dầu nặng sẽ còn lại bitum (nhựa đường hay còn gọi là lịch thanh) dùng làm nhựa để rải đường.Từ dầu nặng người ta cũng sản xuất ra các loại dầu bôi trơn.Khi cho dầu bôi trơn vào một số vị trí trong xe đạp, máy khâu sẽ giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn.Ngoài ra từ dầu mỏ người ta cũng điều chế được: parafin, vadơlin, dầu sơn…, đó là những nguyên liệu hết sức quan trọng trong sản xuất công nghiệp.Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.Sau nhiều năm xuất khẩu liên tục, từ năm 2018 đến nay, sản lượng xuất khẩu dầu thô của Viêt Nam đang có chiều hướng giảm mạnh trong khi sản lượng nhập khẩu đang tăng gấp nhiều lần.Từng có một thời, hồ tiêu được ví như “vàng đen” của Việt Nam vì mặt hàng này có giá trị kinh tế rất cao.Hồ tiêu được người Pháp trồng tại Việt Nam vào thế kỷ 17. Khoảng cuối thế kỉ 19, hạt tiêu trở thành một loại nông sản được trồng ở Phú Quốc, Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và Hòn Chống. Từ đó mới trải rộng sang các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ của nước ta.Hiện nay, Việt Nam cũng được xếp là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu lớn trên thế giới.Vài năm gần đây, người trồng tiêu gặp khó vì giá luôn ở đáy. Nhiều nhà vườn không cầm cự được còn phá bỏ để trồng cây khác. Mãi tới cuối tháng 2/2021, giá tiêu cũng chỉ hơn 50.000 đồng/kg.Tuy nhiên những ngày gần đây, hồ tiêu đột ngột tăng giá, nhảy vọt lên trên 70.000 đồng/kg.Với hồ tiêu trồng theo quy trình hữu cơ, giá tiêu thường được các đại lý, nhà thu mua trả cao hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg.Khảo sát tại các vùng trồng tiêu chính ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, giá tiêu có xu hướng tăng mạnh từ đầu tháng 3 tới nay và đà tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng đầu năm 2021 của cả nước đạt 30.291 tấn, kim ngạch đạt 87,56 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm 25,3%, kim ngạch giảm 6,5%.Than đá được biết đến với biệt danh “vàng đen”. Đây từng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng.Thành phần chính của than đá là cacbon. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Tuy vậy, mặt trái của than đá là thải ra nhiều khí Cacbon điôxít, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, trữ lượng than đá ở địa phương này khoảng 3,6 tỷ tấn, tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều.Mỗi năm, các khu vực này cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn, đưa Quảng Ninh thành tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam.Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020 xuất khẩu than đá ra thị trường nước ngoài của nước ta giảm 20,5% về lượng, giảm 29% về kim ngạch và giảm 10,9% về giá so với năm 2019, đạt 909.630 tấn, tương đương 119,62 triệu USD, giá trung bình 131,5 USD/tấn.
Dầu mỏ được đánh giá là “vàng đen”, là “dòng máu của công nghiệp”. Đây là loại dầu khoáng vật có màu nâu hoặc đen.
Từ dầu mỏ, người ta còn sản xuất loại dầu nặng hơn dầu mazut. Sau khi đã lấy dầu nặng sẽ còn lại bitum (nhựa đường hay còn gọi là lịch thanh) dùng làm nhựa để rải đường.
Từ dầu nặng người ta cũng sản xuất ra các loại dầu bôi trơn.
Khi cho dầu bôi trơn vào một số vị trí trong xe đạp, máy khâu sẽ giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra từ dầu mỏ người ta cũng điều chế được: parafin, vadơlin, dầu sơn…, đó là những nguyên liệu hết sức quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Sau nhiều năm xuất khẩu liên tục, từ năm 2018 đến nay, sản lượng xuất khẩu dầu thô của Viêt Nam đang có chiều hướng giảm mạnh trong khi sản lượng nhập khẩu đang tăng gấp nhiều lần.
Từng có một thời, hồ tiêu được ví như “vàng đen” của Việt Nam vì mặt hàng này có giá trị kinh tế rất cao.
Hồ tiêu được người Pháp trồng tại Việt Nam vào thế kỷ 17. Khoảng cuối thế kỉ 19, hạt tiêu trở thành một loại nông sản được trồng ở Phú Quốc, Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và Hòn Chống. Từ đó mới trải rộng sang các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ của nước ta.
Hiện nay, Việt Nam cũng được xếp là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu lớn trên thế giới.
Vài năm gần đây, người trồng tiêu gặp khó vì giá luôn ở đáy. Nhiều nhà vườn không cầm cự được còn phá bỏ để trồng cây khác. Mãi tới cuối tháng 2/2021, giá tiêu cũng chỉ hơn 50.000 đồng/kg.
Tuy nhiên những ngày gần đây, hồ tiêu đột ngột tăng giá, nhảy vọt lên trên 70.000 đồng/kg.
Với hồ tiêu trồng theo quy trình hữu cơ, giá tiêu thường được các đại lý, nhà thu mua trả cao hơn từ 10.000-15.000 đồng/kg.
Khảo sát tại các vùng trồng tiêu chính ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, giá tiêu có xu hướng tăng mạnh từ đầu tháng 3 tới nay và đà tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng đầu năm 2021 của cả nước đạt 30.291 tấn, kim ngạch đạt 87,56 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm 25,3%, kim ngạch giảm 6,5%.
Than đá được biết đến với biệt danh “vàng đen”. Đây từng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng.
Thành phần chính của than đá là cacbon. Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Tuy vậy, mặt trái của than đá là thải ra nhiều khí Cacbon điôxít, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, trữ lượng than đá ở địa phương này khoảng 3,6 tỷ tấn, tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều.
Mỗi năm, các khu vực này cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn, đưa Quảng Ninh thành tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020 xuất khẩu than đá ra thị trường nước ngoài của nước ta giảm 20,5% về lượng, giảm 29% về kim ngạch và giảm 10,9% về giá so với năm 2019, đạt 909.630 tấn, tương đương 119,62 triệu USD, giá trung bình 131,5 USD/tấn.