Trái gùi còn có tên gọi khác là trái guồi, một thứ quả mọc hoang dại trong rừng sâu ở Đông Nam bộ và vùng phía Nam Tây NguyênKhoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm, những trái gùi rừng chín vàng căng mọng trên cành lá trong những cánh rừng hoang vuKhi còn non, trái gùi có màu xanh, sọc trắng nhạt, lúc đó nó có nhiều nhựa và chát, đắng, không ăn được. Đến khi quả chín, vỏ màu vàng, mỏng, bẻ ra phần ruột bên trong có những múi như múi mít.Trái gùi chín có vị chua chua, ngọt ngọt và mùi thơm đặc biệtTrước đây cây gùi mọc bạt ngàn trên núi, đến mùa trái gùi chín rụng đầy gốc, bà con dân tộc ai thích ăn thì vào rừng để hái.Còn bây giờ, trái gùi ngày càng hiếm. Để hái được trái rừng, người dân mất hơn 4 tiếng đồng hồ men theo những con đường mòn vắt ngược thẳng đứng tiến lên đỉnh núi.Người hái quả gùi phải giỏi leo trèo, chỉ cần một chút sơ sẩy là rơi từ trên cao hàng chục mét xuống đất. Thậm chí, đứng cheo leo trên ngọn cây cao cách mặt đất từ 30- 50m để hái trái gùi.Nay chỉ có một vài nhóm đi hái trái cây rừng vừa là để kiếm tiền mưu sinh vừa để duy trì một thói quen bao nhiêu đời truyền lại.Khi thu hoạch trái gùi, người ta phải rất cẩn thận dùng kéo cắt từng trái, từng chùm bỏ nhẹ nhàng vào tránh làm bầm, dập.Trên chợ mạng, trái gùi được rao bán với giá lên tới 210.000 đồng/kg.Trái gùi có thể ăn cả vỏ hoặc lột vỏ tùy theo sở thích của người ăn, nhưng tránh cắn phải hạt vì hạt rất đắng.Gùi còn có thể làm sinh tố, hòa quyện cùng đá và chút đường sẽ có một cốc nước giải khát thanh mát cho cơ thể những ngày nắng nóng.Vì lạ lẫm, nhiều người dân ở thành phố "săn lùng" trái gùi để thưởng thức
Trái gùi còn có tên gọi khác là trái guồi, một thứ quả mọc hoang dại trong rừng sâu ở Đông Nam bộ và vùng phía Nam Tây Nguyên
Khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm, những trái gùi rừng chín vàng căng mọng trên cành lá trong những cánh rừng hoang vu
Khi còn non, trái gùi có màu xanh, sọc trắng nhạt, lúc đó nó có nhiều nhựa và chát, đắng, không ăn được. Đến khi quả chín, vỏ màu vàng, mỏng, bẻ ra phần ruột bên trong có những múi như múi mít.
Trái gùi chín có vị chua chua, ngọt ngọt và mùi thơm đặc biệt
Trước đây cây gùi mọc bạt ngàn trên núi, đến mùa trái gùi chín rụng đầy gốc, bà con dân tộc ai thích ăn thì vào rừng để hái.
Còn bây giờ, trái gùi ngày càng hiếm. Để hái được trái rừng, người dân mất hơn 4 tiếng đồng hồ men theo những con đường mòn vắt ngược thẳng đứng tiến lên đỉnh núi.
Người hái quả gùi phải giỏi leo trèo, chỉ cần một chút sơ sẩy là rơi từ trên cao hàng chục mét xuống đất. Thậm chí, đứng cheo leo trên ngọn cây cao cách mặt đất từ 30- 50m để hái trái gùi.
Nay chỉ có một vài nhóm đi hái trái cây rừng vừa là để kiếm tiền mưu sinh vừa để duy trì một thói quen bao nhiêu đời truyền lại.
Khi thu hoạch trái gùi, người ta phải rất cẩn thận dùng kéo cắt từng trái, từng chùm bỏ nhẹ nhàng vào tránh làm bầm, dập.
Trên chợ mạng, trái gùi được rao bán với giá lên tới 210.000 đồng/kg.
Trái gùi có thể ăn cả vỏ hoặc lột vỏ tùy theo sở thích của người ăn, nhưng tránh cắn phải hạt vì hạt rất đắng.
Gùi còn có thể làm sinh tố, hòa quyện cùng đá và chút đường sẽ có một cốc nước giải khát thanh mát cho cơ thể những ngày nắng nóng.
Vì lạ lẫm, nhiều người dân ở thành phố "săn lùng" trái gùi để thưởng thức