Tại các siêu thị, rất nhiều mặt hàng có mức giá được niêm yết theo kiểu 29.900 đồng hoặc 1.999.999 đồng…Đây là một trong những “mánh khóe” phổ biến nhất để “bẫy” khách hàng.29.900 đồng chẳng khác 30.000 là bao nhưng nếu để là 30.000 đồng có thể khách hàng chẳng mua món hàng ấy.Khoang đựng đồ trên xe đẩy có hình thang là để tạo cảm giác bạn chưa mua được nhiều. Mỗi năm trôi qua, xe đẩy được thiết kế ngày một to hơn. Theo các chuyên gia, từ năm 2009, kích cỡ của xe đẩy ở siêu thị đã tăng gần gấp đôi, dẫn đến hoạt động mua bán tăng 40%.Các chuyên gia maketing thường biết cách khoe các lợi thế của sản phẩm một cách khéo léo để người tiêu dùng nhầm lẫn. Chẳng hạn, nếu nhìn vào hộp nước ép lê, có thể bạn không nhận ra ngoài những quả lê in trên bao bì, còn có cả táo nữa và đây thực ra là nước ép táo hương vị lê.Mặt hàng phổ biến và lượng bán nhiều nhất thường sẽ được đặt ở các kệ trung tâm, thậm chí ở các quầy tròn nhỏ đặt giữa lối đi lớn. Với cách sắp xếp này, ngay cả khi bạn chẳng có nhu cầu mua nhưng đi ngang qua và thấy nhiều người vây quanh, rất có thể bạn vẫn nhặt vài sản phẩm.Siêu thị thường đặt những sản phẩm đắt nhất, của những thương hiệu nổi tiếng nhất ở ngang tầm mắt khách hàng, đặc biệt là các kệ bên tay phải lối đi. Bởi, hầu hết khách hàng có xu hướng nhìn về bên phải trước và nhìn những thứ ngang tầm mắt, sau đó mới đảo mắt xuống dưới và lên trên.Phần lớn các siêu thị đều có những khu vực trưng bày rất nhiều sản phẩm giảm giá. Việc trưng bày nhiều sản phẩm lại trong cùng một quầy khiến bạn cảm thấy giá của chúng rẻ hơn nhiều so với những sản phẩm trưng bày trên kệ.Quầy bánh mì, đồ nướng hay đồ ăn chín luôn được siêu thị đặt gần cửa ra vào. Mùi thơm hấp dẫn của chúng có khả năng kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.Quầy thanh toán tại siêu thị bày bán rất nhiều sản phẩm nhỏ gọn, dễ lấy như kẹo cao su, đồ chơi, bánh…Trong lúc chờ thanh toán, khách hàng rất dễ “tiện tay” nhặt một vài món đồ.Các nhà bán lẻ thường đánh vào tâm lý thích đồ rẻ của khách hàng, từ đó kết hợp các mặt hàng lại với nhau và bán theo combo. Chiêu thức này khiến khách hàng dễ bị lừa rằng món hàng đó rẻ hơn. Tuy nhiên, bạn cần hết sức tỉnh táo để cân nhắc xem món đồ đi kèm đó mình có thực sự cần hay không. Nguồn ảnh: Getty Imgae.
Video: Bán lẻ truyền thống vẫn ‘lấn áp’ siêu thị? Nguồn: VTC
Tại các siêu thị, rất nhiều mặt hàng có mức giá được niêm yết theo kiểu 29.900 đồng hoặc 1.999.999 đồng…Đây là một trong những “mánh khóe” phổ biến nhất để “bẫy” khách hàng.
29.900 đồng chẳng khác 30.000 là bao nhưng nếu để là 30.000 đồng có thể khách hàng chẳng mua món hàng ấy.
Khoang đựng đồ trên xe đẩy có hình thang là để tạo cảm giác bạn chưa mua được nhiều. Mỗi năm trôi qua, xe đẩy được thiết kế ngày một to hơn. Theo các chuyên gia, từ năm 2009, kích cỡ của xe đẩy ở siêu thị đã tăng gần gấp đôi, dẫn đến hoạt động mua bán tăng 40%.
Các chuyên gia maketing thường biết cách khoe các lợi thế của sản phẩm một cách khéo léo để người tiêu dùng nhầm lẫn. Chẳng hạn, nếu nhìn vào hộp nước ép lê, có thể bạn không nhận ra ngoài những quả lê in trên bao bì, còn có cả táo nữa và đây thực ra là nước ép táo hương vị lê.
Mặt hàng phổ biến và lượng bán nhiều nhất thường sẽ được đặt ở các kệ trung tâm, thậm chí ở các quầy tròn nhỏ đặt giữa lối đi lớn. Với cách sắp xếp này, ngay cả khi bạn chẳng có nhu cầu mua nhưng đi ngang qua và thấy nhiều người vây quanh, rất có thể bạn vẫn nhặt vài sản phẩm.
Siêu thị thường đặt những sản phẩm đắt nhất, của những thương hiệu nổi tiếng nhất ở ngang tầm mắt khách hàng, đặc biệt là các kệ bên tay phải lối đi. Bởi, hầu hết khách hàng có xu hướng nhìn về bên phải trước và nhìn những thứ ngang tầm mắt, sau đó mới đảo mắt xuống dưới và lên trên.
Phần lớn các siêu thị đều có những khu vực trưng bày rất nhiều sản phẩm giảm giá. Việc trưng bày nhiều sản phẩm lại trong cùng một quầy khiến bạn cảm thấy giá của chúng rẻ hơn nhiều so với những sản phẩm trưng bày trên kệ.
Quầy bánh mì, đồ nướng hay đồ ăn chín luôn được siêu thị đặt gần cửa ra vào. Mùi thơm hấp dẫn của chúng có khả năng kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Quầy thanh toán tại siêu thị bày bán rất nhiều sản phẩm nhỏ gọn, dễ lấy như kẹo cao su, đồ chơi, bánh…Trong lúc chờ thanh toán, khách hàng rất dễ “tiện tay” nhặt một vài món đồ.
Các nhà bán lẻ thường đánh vào tâm lý thích đồ rẻ của khách hàng, từ đó kết hợp các mặt hàng lại với nhau và bán theo combo. Chiêu thức này khiến khách hàng dễ bị lừa rằng món hàng đó rẻ hơn. Tuy nhiên, bạn cần hết sức tỉnh táo để cân nhắc xem món đồ đi kèm đó mình có thực sự cần hay không. Nguồn ảnh: Getty Imgae.
Video: Bán lẻ truyền thống vẫn ‘lấn áp’ siêu thị? Nguồn: VTC