Phi công được biết đến là nghề có thu nhập cao khi mức lương lên tới cả trăm triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để trở thành phi công lành nghề, họ phải trải qua các khóa huấn luyện vô cùng khắt khe.Trước tiên, các học viên phải qua được khâu tuyển chọn vô cùng khó khăn về thể hình và thể lực.Sau đó, bạn phải tham gia nhiều buổi học với hàng trăm giờ bay thử trước khi lấy được bằng lái máy bay.Tại Mỹ, một phi công phải có đủ các chứng chỉ được quy định của Bộ luật Liên bang, còn được gọi là Bộ luật Hàng không Liên bang (FARs).Học viên sẽ bắt đầu từ cấp bậc học viên trước khi có thể đạt được chấp thuận tham gia đội bay thương mại. Đặc biệt, tiêu chuẩn sức khỏe hạng nhất ở Mỹ tương tự với châu Âu, bắt buộc các phi công phải vượt qua bài kiểm tra điện tâm đồ khi ở tuổi 35 và hằng năm đối với những người từ 40 tuổi trở lên.Sau khi kết thúc khóa đào tạo (thường 150-250 giờ bay), nếu vượt qua được các bài thi sát hạch, học viên sẽ được cấp chứng chỉ thương mại (Commercial Pilot - CPL) nhưng chưa thể trực tiếp điều khiển máy bay chở khách.Học viên phải tích lũy tối thiểu 1.500 giờ bay (1.200 nếu bay trực thăng), 500 giờ bay xuyên quốc gia, 100 giờ bay đêm và 75 giờ bay mô phỏng nữa mới có thể lấy chứng chỉ hành nghề ATP.Sau khi hoàn thành một khóa học dài 6-7 tháng, học viên sẽ phải tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm (thường dưới vai trò cơ phó) trước khi trở thành một phi công hợp lệ. Thậm chí, có những người phải mất tới 10 năm mới được cầm lái.Tại Việt Nam, phi công được chia thành phi công dân dụng và phi công quân sự. Đối với phi công dân dụng, thời gian đào tạo trung bình khoảng 3-4 năm.Để đào tạo lái chính sẽ phải mất 7-9 năm, trong đó có 2 năm học cơ bản, 1 năm học chuyển loại thành lái phụ. Từ lái phụ lên lái chính phải có hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm.Nếu tự túc, chi phí để theo học giấc mơ bay cũng là một con số khổng lồ, dao động từ 1,5-2,5 tỷ đồng.Video: Phi công, tiếp viên nghỉ ngơi. Nguồn: Youtube.
Phi công được biết đến là nghề có thu nhập cao khi mức lương lên tới cả trăm triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để trở thành phi công lành nghề, họ phải trải qua các khóa huấn luyện vô cùng khắt khe.
Trước tiên, các học viên phải qua được khâu tuyển chọn vô cùng khó khăn về thể hình và thể lực.
Sau đó, bạn phải tham gia nhiều buổi học với hàng trăm giờ bay thử trước khi lấy được bằng lái máy bay.
Tại Mỹ, một phi công phải có đủ các chứng chỉ được quy định của Bộ luật Liên bang, còn được gọi là Bộ luật Hàng không Liên bang (FARs).
Học viên sẽ bắt đầu từ cấp bậc học viên trước khi có thể đạt được chấp thuận tham gia đội bay thương mại. Đặc biệt, tiêu chuẩn sức khỏe hạng nhất ở Mỹ tương tự với châu Âu, bắt buộc các phi công phải vượt qua bài kiểm tra điện tâm đồ khi ở tuổi 35 và hằng năm đối với những người từ 40 tuổi trở lên.
Sau khi kết thúc khóa đào tạo (thường 150-250 giờ bay), nếu vượt qua được các bài thi sát hạch, học viên sẽ được cấp chứng chỉ thương mại (Commercial Pilot - CPL) nhưng chưa thể trực tiếp điều khiển máy bay chở khách.
Học viên phải tích lũy tối thiểu 1.500 giờ bay (1.200 nếu bay trực thăng), 500 giờ bay xuyên quốc gia, 100 giờ bay đêm và 75 giờ bay mô phỏng nữa mới có thể lấy chứng chỉ hành nghề ATP.
Sau khi hoàn thành một khóa học dài 6-7 tháng, học viên sẽ phải tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm (thường dưới vai trò cơ phó) trước khi trở thành một phi công hợp lệ. Thậm chí, có những người phải mất tới 10 năm mới được cầm lái.
Tại Việt Nam, phi công được chia thành phi công dân dụng và phi công quân sự. Đối với phi công dân dụng, thời gian đào tạo trung bình khoảng 3-4 năm.
Để đào tạo lái chính sẽ phải mất 7-9 năm, trong đó có 2 năm học cơ bản, 1 năm học chuyển loại thành lái phụ. Từ lái phụ lên lái chính phải có hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm.
Nếu tự túc, chi phí để theo học giấc mơ bay cũng là một con số khổng lồ, dao động từ 1,5-2,5 tỷ đồng.
Video: Phi công, tiếp viên nghỉ ngơi. Nguồn: Youtube.