Nằm sâu trong con ngõ nhỏ số 6 Đinh Liệt, ngôi nhà là công trình hiếm hoi vẫn giữ nguyên vẹn được nét kiến trúc cổ kính xưa, với sân vườn xanh mát bao quanh. Ảnh: Dân Việt Ngôi nhà vườn vốn thuộc sở hữu của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh và Phạm Thị Tề, dưới bàn tay thiết kế của kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ, một kiến trúc sư có tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của làng kiến trúc sư Việt Nam. Ảnh: Công luậnDù trải qua hai cuộc chiến tranh song ngôi nhà vẫn giữ nguyên được sự giao thoa giữa văn hoá Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX. Ảnh: Dân Việt.Theo ông Phạm Ngọc Hải (74 tuổi) - con trai út của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề, sau nhiều lần vật đổi sao dời, khu nhà vườn tổng diện tích gần 600m2 nay chỉ còn gần 300m2. Ảnh: Lao độngSau cánh cổng, một khu vườn hiện ra với cây cối xanh tươi, chim hót líu lo, bỏ lại sau lưng những ồn ào của phố thị. Ảnh: Dân ViệtGiữa sân vườn là bể cá và các tiểu cảnh. Ảnh: Dân ViệtNgôi nhà cổ mang những nét phong cách châu Âu như trần nhà cao, các không gian được chia nhỏ, tạo sự riêng biệt. Ảnh: Lao độngCác cột, kèo, cửa đều làm bằng gỗ đinh, lim, sến, táu vẫn được giữ nguyên từ khi xây dựng. Ảnh: Dân ViệtBên trong căn nhà còn lưu giữ nhiều đồ nội thất, trang trí đắt giá. Trong đó, phải kể đên bộ bàn ghế cổ gần 100 tuổi được nhập khẩu từ Pháp về. Ảnh: Công luận.Phòng thờ cúng có chiếc quạt trần từ thời Pháp - một trong những kỷ vật quý giá của gia đình. Ảnh: Dân ViệtTại khu vực ban công có chín giếng trời lấy ánh sáng. Ảnh: Lao độngHiện, ngôi nhà là nơi sinh hoạt của 3 thế hệ nhà họ Phạm. 7 gia đình của 7 anh, chị, em sống chung trong khuôn viên nhà vườn đều đồng lòng gìn giữ “ngôi nhà vườn trong phố cổ” này bằng mọi giá. Ảnh: Công luận.Có người đã trả giá 180 tỷ đồng để mua lại căn nhà này nhưng tất cả mọi người đều thống nhất không bán. Ảnh: Dân ViệtMột vài chi tiết cổ kính khác trong khuôn viên nhà vườn. Ảnh: Lao độngVideo: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24
Nằm sâu trong con ngõ nhỏ số 6 Đinh Liệt, ngôi nhà là công trình hiếm hoi vẫn giữ nguyên vẹn được nét kiến trúc cổ kính xưa, với sân vườn xanh mát bao quanh. Ảnh: Dân Việt
Ngôi nhà vườn vốn thuộc sở hữu của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh và Phạm Thị Tề, dưới bàn tay thiết kế của kiến trúc sư Phạm Khắc Hệ, một kiến trúc sư có tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của làng kiến trúc sư Việt Nam. Ảnh: Công luận
Dù trải qua hai cuộc chiến tranh song ngôi nhà vẫn giữ nguyên được sự giao thoa giữa văn hoá Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX. Ảnh: Dân Việt.
Theo ông Phạm Ngọc Hải (74 tuổi) - con trai út của vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề, sau nhiều lần vật đổi sao dời, khu nhà vườn tổng diện tích gần 600m2 nay chỉ còn gần 300m2. Ảnh: Lao động
Sau cánh cổng, một khu vườn hiện ra với cây cối xanh tươi, chim hót líu lo, bỏ lại sau lưng những ồn ào của phố thị. Ảnh: Dân Việt
Giữa sân vườn là bể cá và các tiểu cảnh. Ảnh: Dân Việt
Ngôi nhà cổ mang những nét phong cách châu Âu như trần nhà cao, các không gian được chia nhỏ, tạo sự riêng biệt. Ảnh: Lao động
Các cột, kèo, cửa đều làm bằng gỗ đinh, lim, sến, táu vẫn được giữ nguyên từ khi xây dựng. Ảnh: Dân Việt
Bên trong căn nhà còn lưu giữ nhiều đồ nội thất, trang trí đắt giá. Trong đó, phải kể đên bộ bàn ghế cổ gần 100 tuổi được nhập khẩu từ Pháp về. Ảnh: Công luận.
Phòng thờ cúng có chiếc quạt trần từ thời Pháp - một trong những kỷ vật quý giá của gia đình. Ảnh: Dân Việt
Tại khu vực ban công có chín giếng trời lấy ánh sáng. Ảnh: Lao động
Hiện, ngôi nhà là nơi sinh hoạt của 3 thế hệ nhà họ Phạm. 7 gia đình của 7 anh, chị, em sống chung trong khuôn viên nhà vườn đều đồng lòng gìn giữ “ngôi nhà vườn trong phố cổ” này bằng mọi giá. Ảnh: Công luận.
Có người đã trả giá 180 tỷ đồng để mua lại căn nhà này nhưng tất cả mọi người đều thống nhất không bán. Ảnh: Dân Việt
Một vài chi tiết cổ kính khác trong khuôn viên nhà vườn. Ảnh: Lao động
Video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24