Chị Nguyễn Thị Ướm – đại diện nhóm nông dân sản xuất đu đủ in chữ xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang thông tin, sau 4 lần thử nghiệm, nhóm của chị đã thành công trong việc trồng đu đủ in chữ.Theo chị Ướm, để có được sản phẩm đu đủ in chữ “có một không hay” như hiện nay, phải sử dụng nhiều kỹ thuật phức tạp và tốn rất nhiều thời gian, công sức. “Sau khi trái được 3 tháng tuổi thì chúng tôi sẽ sử dụng túi bao trái. Túi này là loại tốt nhất trên thị trường và đã được chúng tôi cải tiến để có thể tạo ra chữ in trên trái thông qua quy luật che chắn ánh sáng mặt trời” – chị Ướm chia sẻ.Chị Ướm cũng cho biết, không phải cây hoặc trái đu đủ nào cũng được chọn để làm mà là những cây phát triển tốt, trái đồng đều, không bị trầy xước. Khoảng 1,5 tháng sau khi bao trái sẽ cho ra sản phẩm hoàn thiện, phần lớn diện tích da trái sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, phần ít còn lại sẽ cho ra những chữ theo ý muốn.Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung – người dân cùng làm đu đủ in chữ chung với chị Ướm thì cho biết, trong quá trình bao trái, người làm phải hết sức cẩn thận, tránh chọn nhầm trái (không thể phát triển, có thể bị hư trong thời gian tới). Khi bao phải chú ý dùng dây buộc chặt tránh để kiến, côn trùng xâm nhập vào làm hỏng, nám đi phần da trái.Sau khi thu hoạch từ 10-15 ngày, màu sắc trái và chữ vẫn giữ bình thường, không thay đổi.Là năm đầu tiên giới thiệu ra thị trường nên nhóm nông dân xã Phú Hữu dự tính chỉ sản xuất từ 1.200 -1.400 trái bán vào dịp Tết nguyên đán. Do sử dụng túi bao trái, không phun thuốc hoá học nên sản phẩm rất an toàn.Giá sản phẩm bán ra được dự tính là từ 150.000-200.000 đồng/trái (tuỳ vào kích thước trái và mức độ thành công của sản phẩm).
Chị Nguyễn Thị Ướm – đại diện nhóm nông dân sản xuất đu đủ in chữ xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang thông tin, sau 4 lần thử nghiệm, nhóm của chị đã thành công trong việc trồng đu đủ in chữ.
Theo chị Ướm, để có được sản phẩm đu đủ in chữ “có một không hay” như hiện nay, phải sử dụng nhiều kỹ thuật phức tạp và tốn rất nhiều thời gian, công sức. “Sau khi trái được 3 tháng tuổi thì chúng tôi sẽ sử dụng túi bao trái. Túi này là loại tốt nhất trên thị trường và đã được chúng tôi cải tiến để có thể tạo ra chữ in trên trái thông qua quy luật che chắn ánh sáng mặt trời” – chị Ướm chia sẻ.
Chị Ướm cũng cho biết, không phải cây hoặc trái đu đủ nào cũng được chọn để làm mà là những cây phát triển tốt, trái đồng đều, không bị trầy xước. Khoảng 1,5 tháng sau khi bao trái sẽ cho ra sản phẩm hoàn thiện, phần lớn diện tích da trái sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, phần ít còn lại sẽ cho ra những chữ theo ý muốn.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung – người dân cùng làm đu đủ in chữ chung với chị Ướm thì cho biết, trong quá trình bao trái, người làm phải hết sức cẩn thận, tránh chọn nhầm trái (không thể phát triển, có thể bị hư trong thời gian tới). Khi bao phải chú ý dùng dây buộc chặt tránh để kiến, côn trùng xâm nhập vào làm hỏng, nám đi phần da trái.
Sau khi thu hoạch từ 10-15 ngày, màu sắc trái và chữ vẫn giữ bình thường, không thay đổi.
Là năm đầu tiên giới thiệu ra thị trường nên nhóm nông dân xã Phú Hữu dự tính chỉ sản xuất từ 1.200 -1.400 trái bán vào dịp Tết nguyên đán. Do sử dụng túi bao trái, không phun thuốc hoá học nên sản phẩm rất an toàn.
Giá sản phẩm bán ra được dự tính là từ 150.000-200.000 đồng/trái (tuỳ vào kích thước trái và mức độ thành công của sản phẩm).