Nhiều người cho rằng công việc của nhân viên bán hàng quần áo nhàn hạ và không tốn nhiều công sức. Thế nhưng, chỉ riêng khoản xếp đồ lên kệ, gấp quần áo đúng form hay giải đáp thắc mắc của khách hàng đã ngốn không ít thời gian.Đáng chú ý, dù rất thích một bộ quần áo tại cửa hàng nhưng nhân viên cũng sẽ hạn chế mua nó.Lý do đơn giản là quần áo treo tại cửa hàng đã được mặc lên người của vô số khách tiềm tàng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da. Hơn nữa, khi qua tay nhiều người, sản phẩm có thể gặp vấn đề bung cúc, đứt chỉ.Nhiều chị em cho rằng nhân viên bán hàng thường nhìn kè kè đằng sau khách là vì sợ ăn cắp đồ.Thực tế không phải vậy, nhân viên nhìn chằm chằm vào khách là vì họ muốn chú ý đến biểu cảm, thái độ...để báo cáo lại với quản lý. Từ đó, đội ngũ marketing của nhãn hàng sẽ đưa ra chiến lược đánh vào tâm lý người dùng.Theo tiết lộ, nhân viên bán hàng quần áo rất muốn khách hàng đi shopping đầu tuần hoặc lúc buổi trưa. Bởi đó là những lúc cửa hàng vắng vẻ, khách ghé thăm sẽ có cơ hội thử đồ, trải nghiệm thoải mái hơn.Shopping cuối tuần,lượng khách đông dẫn đến tình trạng hết phòng thay đồ, cửa hàng lộn xộn nên làm giảm ham muốn mua hàng của họ.Thêm nữa, nếu nhân viên bán hàng có cơ hội làm việc trong khoảng trưa, đầu giờ chiều thì sẽ ít bị cấp trên phàn nàn hơn. Quản lý không hề muốn thấy tình trạng nhân viên rảnh rỗi chút nào.Nhân viên còn được chỉ đạo xếp một bộ váy hay một chiếc áo duy nhất theo size, màu, kiểu nào đó lên kệ. Còn những loại khác thì để trong kho.Với mánh khóe này, khách hàng đôi khi ngại hỏi nhân viên và mặc định rằng món đồ chỉ có 1 size, 1 màu và 1 kiểu. Từ đây hình thành tâm lý háo hức sở hữu món đồ và rồi kích thích khách hàng mua sản phẩm ngay lập tức. Nguồn ảnh: Getty.
Video: “Hàng hiệu” không làm nên đẳng cấp của nghệ sĩ. Nguồn: VTC1
Nhiều người cho rằng công việc của nhân viên bán hàng quần áo nhàn hạ và không tốn nhiều công sức. Thế nhưng, chỉ riêng khoản xếp đồ lên kệ, gấp quần áo đúng form hay giải đáp thắc mắc của khách hàng đã ngốn không ít thời gian.
Đáng chú ý, dù rất thích một bộ quần áo tại cửa hàng nhưng nhân viên cũng sẽ hạn chế mua nó.
Lý do đơn giản là quần áo treo tại cửa hàng đã được mặc lên người của vô số khách tiềm tàng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da. Hơn nữa, khi qua tay nhiều người, sản phẩm có thể gặp vấn đề bung cúc, đứt chỉ.
Nhiều chị em cho rằng nhân viên bán hàng thường nhìn kè kè đằng sau khách là vì sợ ăn cắp đồ.
Thực tế không phải vậy, nhân viên nhìn chằm chằm vào khách là vì họ muốn chú ý đến biểu cảm, thái độ...để báo cáo lại với quản lý. Từ đó, đội ngũ marketing của nhãn hàng sẽ đưa ra chiến lược đánh vào tâm lý người dùng.
Theo tiết lộ, nhân viên bán hàng quần áo rất muốn khách hàng đi shopping đầu tuần hoặc lúc buổi trưa. Bởi đó là những lúc cửa hàng vắng vẻ, khách ghé thăm sẽ có cơ hội thử đồ, trải nghiệm thoải mái hơn.
Shopping cuối tuần,lượng khách đông dẫn đến tình trạng hết phòng thay đồ, cửa hàng lộn xộn nên làm giảm ham muốn mua hàng của họ.
Thêm nữa, nếu nhân viên bán hàng có cơ hội làm việc trong khoảng trưa, đầu giờ chiều thì sẽ ít bị cấp trên phàn nàn hơn. Quản lý không hề muốn thấy tình trạng nhân viên rảnh rỗi chút nào.
Nhân viên còn được chỉ đạo xếp một bộ váy hay một chiếc áo duy nhất theo size, màu, kiểu nào đó lên kệ. Còn những loại khác thì để trong kho.
Với mánh khóe này, khách hàng đôi khi ngại hỏi nhân viên và mặc định rằng món đồ chỉ có 1 size, 1 màu và 1 kiểu. Từ đây hình thành tâm lý háo hức sở hữu món đồ và rồi kích thích khách hàng mua sản phẩm ngay lập tức. Nguồn ảnh: Getty.
Video: “Hàng hiệu” không làm nên đẳng cấp của nghệ sĩ. Nguồn: VTC1