Ba anh em Guido, Luca và Paolo Barilla nắm giữ 85% cổ phần của công ty mì ống lớn nhất thế giới Barilla. Vào năm 2016, Forbes ước tính mỗi người họ nắm giữ khoảng 1,5 tỷ USD. Đến cuối năm 2018, con số trên đối với mỗi người chỉ còn khoảng 1,1 tỷ USD và 3 anh em bị loại khỏi danh sách tỷ phú vào tháng 3. Ảnh: Jean-Marc Giboux/AP Images for Barilla.Charles Brandes là người điều hành Brandes Investment Partners - công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại San Diego được ông thành lập năm 1974. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty có giá trị lên tới 100 tỷ USD. Tuy nhiên, Forbes cho biết hiện tại nó chỉ còn ở mức 31 tỷ USD. Phần lớn tài sản của tỷ phú 76 tuổi đến từ cổ phần của ông trong công ty, vào khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 2018. Ông cũng bị rớt khỏi danh sách các tỷ phú USD thế giới ngay trong quý đầu tiên của năm 2019. Ảnh: WILL RAGOZZINO/Patrick McMullan via Getty Images.Andrea Reimann Ciardelli, người thừa kế cổ phần trong công ty đầu tư JAB Holdings của gia đình, cũng đã bị mất danh hiệu tỷ phú với tổng tài sản 720 triệu USD tính đến tháng 6 vừa qua. Tuy không còn là tỷ phú, người phụ nữ 62 tuổi này vẫn là người giàu nhất ở New Hampshire, theo Forbes. Ảnh: Naibuzz.Dưới sức ép của thương mại điện tử, hãng thời trang Forever21 đã buộc phải xin bảo hộ phá sản. Ở thời kỳ đỉnh cao của công ty năm 2015, nhà đồng sáng lập Jin Sook và Do Won Chang có tổng tài sản ròng trị giá 5,9 tỷ USD, theo Business Insider. Tuy nhiên, sau khi thông báo đóng cửa 350 cửa hàng trên toàn thế giới, tổng tài sản của 2 người giảm còn 1,6 tỷ USD. Họ bị văng khỏi danh sách tỷ phú vào tháng 7, chỉ 2 tháng trước khi Forever21 đệ đơn phá sản. Ảnh: Forever 21.Năm 2019 có thể nói là năm sóng gió đối với các startup. Điển hình như bê bối của WeWork đã buộc phải hủy IPO và khiến CEO Adam Neumann từ chức, ảnh hưởng không nhỏ tới “túi tiền” của cấp lãnh đạo. Vào tháng 3, nhà đồng sáng lập McKelvey nắm giữ khoảng 2,9 tỷ USD, theo Forbes. Ảnh: REUTERS/Bobby Yip.Theo xếp hạng tài sản thời gian thực của Bloomberg, tính đến giữa tháng 12, cựu CEO Neumann có khối tài sản khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, Business Insider cho biết tài sản của McKelvey hiện tại chỉ còn ở mức 400 triệu USD. Ảnh: The Verge.Sau khi quỹ đầu cơ Darsana Capital Partners cắt giảm hơn một phần ba vào ngày 3/10, nhà đồng sáng lập Adam Bowen và James Monsees đã mất đi danh hiệu tỷ phú khi mới đạt được 10 tháng trước đó, Business Insider đưa tin. Theo Forbes, Bowen và Monsees đều đang nắm trong tay khoảng 900 triệu USD. Ảnh: Getty.Sau thành công từ đợt IPO tháng 9 của công ty SmileDirectClub, mỗi nhà đồng sáng lập Katzman và Fenkell đã sở hữu gần một phần tư cổ phần loại B của công ty và trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, cổ phiếu tháng 10 của SmileDirectClub bất ngờ giảm 60% và cướp đi danh hiệu tỷ phú của cặp đôi này. Theo Forbes, tài sản của CEO David Katzman tính đến tháng 10 là 970 triệu USD, trong khi con số này đối với Alex Fenkell là 700 triệu USD. Ảnh: Courtesy Nasdaq.
Ba anh em Guido, Luca và Paolo Barilla nắm giữ 85% cổ phần của công ty mì ống lớn nhất thế giới Barilla. Vào năm 2016, Forbes ước tính mỗi người họ nắm giữ khoảng 1,5 tỷ USD. Đến cuối năm 2018, con số trên đối với mỗi người chỉ còn khoảng 1,1 tỷ USD và 3 anh em bị loại khỏi danh sách tỷ phú vào tháng 3. Ảnh: Jean-Marc Giboux/AP Images for Barilla.
Charles Brandes là người điều hành Brandes Investment Partners - công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại San Diego được ông thành lập năm 1974. Vào thời kỳ đỉnh cao, công ty có giá trị lên tới 100 tỷ USD. Tuy nhiên, Forbes cho biết hiện tại nó chỉ còn ở mức 31 tỷ USD. Phần lớn tài sản của tỷ phú 76 tuổi đến từ cổ phần của ông trong công ty, vào khoảng 1,2 tỷ USD trong năm 2018. Ông cũng bị rớt khỏi danh sách các tỷ phú USD thế giới ngay trong quý đầu tiên của năm 2019. Ảnh: WILL RAGOZZINO/Patrick McMullan via Getty Images.
Andrea Reimann Ciardelli, người thừa kế cổ phần trong công ty đầu tư JAB Holdings của gia đình, cũng đã bị mất danh hiệu tỷ phú với tổng tài sản 720 triệu USD tính đến tháng 6 vừa qua. Tuy không còn là tỷ phú, người phụ nữ 62 tuổi này vẫn là người giàu nhất ở New Hampshire, theo Forbes. Ảnh: Naibuzz.
Dưới sức ép của thương mại điện tử, hãng thời trang Forever21 đã buộc phải xin bảo hộ phá sản. Ở thời kỳ đỉnh cao của công ty năm 2015, nhà đồng sáng lập Jin Sook và Do Won Chang có tổng tài sản ròng trị giá 5,9 tỷ USD, theo Business Insider. Tuy nhiên, sau khi thông báo đóng cửa 350 cửa hàng trên toàn thế giới, tổng tài sản của 2 người giảm còn 1,6 tỷ USD. Họ bị văng khỏi danh sách tỷ phú vào tháng 7, chỉ 2 tháng trước khi Forever21 đệ đơn phá sản. Ảnh: Forever 21.
Năm 2019 có thể nói là năm sóng gió đối với các startup. Điển hình như bê bối của WeWork đã buộc phải hủy IPO và khiến CEO Adam Neumann từ chức, ảnh hưởng không nhỏ tới “túi tiền” của cấp lãnh đạo. Vào tháng 3, nhà đồng sáng lập McKelvey nắm giữ khoảng 2,9 tỷ USD, theo Forbes. Ảnh: REUTERS/Bobby Yip.
Theo xếp hạng tài sản thời gian thực của Bloomberg, tính đến giữa tháng 12, cựu CEO Neumann có khối tài sản khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, Business Insider cho biết tài sản của McKelvey hiện tại chỉ còn ở mức 400 triệu USD. Ảnh: The Verge.
Sau khi quỹ đầu cơ Darsana Capital Partners cắt giảm hơn một phần ba vào ngày 3/10, nhà đồng sáng lập Adam Bowen và James Monsees đã mất đi danh hiệu tỷ phú khi mới đạt được 10 tháng trước đó, Business Insider đưa tin. Theo Forbes, Bowen và Monsees đều đang nắm trong tay khoảng 900 triệu USD. Ảnh: Getty.
Sau thành công từ đợt IPO tháng 9 của công ty SmileDirectClub, mỗi nhà đồng sáng lập Katzman và Fenkell đã sở hữu gần một phần tư cổ phần loại B của công ty và trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, cổ phiếu tháng 10 của SmileDirectClub bất ngờ giảm 60% và cướp đi danh hiệu tỷ phú của cặp đôi này. Theo Forbes, tài sản của CEO David Katzman tính đến tháng 10 là 970 triệu USD, trong khi con số này đối với Alex Fenkell là 700 triệu USD. Ảnh: Courtesy Nasdaq.