Theo thống kê của tạp chí Forbes (Mỹ), tính đến ngày 8/1/2019, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm trong tay khối tài sản tương đương 6,6 tỷ USD, xếp thứ 215 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Ảnh: Internet.Với khối tài sản này, ông Phạm Nhật Vượng được dự đoán tiếp tục lọt vào top tỷ phú USD thế giới năm 2019 của Forbes. Ảnh: Brands Vietnam.Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Ảnh: Internet.Khối tài sản của ông Vượng chủ yếu đến từ cổ phiếu VIC. Đến thời điểm đầu tháng 1 năm 2019, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu hơn 876 triệu cổ phiếu VIC và gián tiếp sở hữu hơn 989,1 triệu cổ phiếu VIC thông qua 92,88% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Ảnh: VietnamBiz.Là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD sau ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu 2,3 tỷ USD, xếp thứ 960 trong danh sách người giàu thế giới. Ảnh: CafeLand. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giữ cương vị Tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Ảnh: Baodautu.Bà Thảo nắm giữ 35,9 triệu cổ phiếu HDB (HDBank), trực tiếp 47,47 triệu và gián tiếp 92,1 triệu cổ phiếu VJC (VietJet). Vietjet là hãng hàng không có giá trị lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore Airlines với vốn hóa đạt hơn 66.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD). Ảnh: Forbes.Với 1,7 tỷ USD, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) & Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đang đứng vị trí 1.293 trong top người giàu thế giới. Ảnh: Zing.Đầu năm 2018, ông Trần Bá Dương là 1 trong 4 tên tuổi tỷ phú USD của Việt Nam được Forbes vinh danh. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Thaco ghi nhận 39.800 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 13% và 29% so với cùng kỳ 2017. Ảnh: Xehay.Trong năm 2018, tỷ phú Trần Đình Long được Tạp chí Forbes nhắc tới 2 lần. Đầu tiên là sự bùng nổ về giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG giúp ông lọt vào danh sách tỷ phú USD do Forbes công bố hồi tháng 3/2018. Ảnh: Zing.Đầu tháng 12/2018, "vua thép" Trần Đình Long không còn xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes trước khi trở lại danh sách này chỉ sau vài ngày với tổng tài sản đạt 1 tỷ USD. Ảnh: Internet.Với việc nắm hơn 534,1 triệu cổ phiếu HPG, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát vẫn được dự đoán là gương mặt sáng giá trong top tỷ phú USD năm 2019. Ảnh: Nhadautu.Mặc dù chưa được Forbes nhắc đến nhưng ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan được Bloomberg đánh giá là một trong số 2 tỷ phú USD hiếm hoi tại khu vực Đông Nam Á với khối tài sản trị giá 1,2 tỷ USD. Ảnh: Lao động. Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện là cổ đông chính của Tập đoàn Masan. Ông Quang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 50% cổ phần của Masan Group- một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn hóa hiện đạt hơn 91.000 tỷ đồng (gần 4 tỷ USD). Ảnh: Zing.Với việc sở hữu 100% cổ phần Tân Hiệp Phát và khối tài sản trị giá tỷ USD, ông Trần Quí Thanh cũng được đồn đoán sẽ là tỷ phú Việt tiếp theo được Forbes vinh danh trong năm 2019. Ảnh: THP Group.Ngoài ra, hồi tháng 8/2018, doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát có mặt tại trụ sở Forbes (Mỹ) cũng phần nào khiến nhiều người tin rằng ông Trần Quí Thanh sẽ trở thành tỷ phú USD của Việt Nam trong năm tới. Ảnh: Facebook.Video: Tỷ phú Pham Nhật Vượng giàu đến cỡ nào? Nguồn: Youtube
Theo thống kê của tạp chí Forbes (Mỹ), tính đến ngày 8/1/2019, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm trong tay khối tài sản tương đương 6,6 tỷ USD, xếp thứ 215 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Ảnh: Internet.
Với khối tài sản này, ông Phạm Nhật Vượng được dự đoán tiếp tục lọt vào top tỷ phú USD thế giới năm 2019 của Forbes. Ảnh: Brands Vietnam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Ảnh: Internet.
Khối tài sản của ông Vượng chủ yếu đến từ cổ phiếu VIC. Đến thời điểm đầu tháng 1 năm 2019, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sở hữu hơn 876 triệu cổ phiếu VIC và gián tiếp sở hữu hơn 989,1 triệu cổ phiếu VIC thông qua 92,88% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Ảnh: VietnamBiz.
Là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD sau ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu 2,3 tỷ USD, xếp thứ 960 trong danh sách người giàu thế giới. Ảnh: CafeLand.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giữ cương vị Tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Ảnh: Baodautu.
Bà Thảo nắm giữ 35,9 triệu cổ phiếu HDB (HDBank), trực tiếp 47,47 triệu và gián tiếp 92,1 triệu cổ phiếu VJC (VietJet). Vietjet là hãng hàng không có giá trị lớn thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore Airlines với vốn hóa đạt hơn 66.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD). Ảnh: Forbes.
Với 1,7 tỷ USD, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) & Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh đang đứng vị trí 1.293 trong top người giàu thế giới. Ảnh: Zing.
Đầu năm 2018, ông Trần Bá Dương là 1 trong 4 tên tuổi tỷ phú USD của Việt Nam được Forbes vinh danh. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Thaco ghi nhận 39.800 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 13% và 29% so với cùng kỳ 2017. Ảnh: Xehay.
Trong năm 2018, tỷ phú Trần Đình Long được Tạp chí Forbes nhắc tới 2 lần. Đầu tiên là sự bùng nổ về giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG giúp ông lọt vào danh sách tỷ phú USD do Forbes công bố hồi tháng 3/2018. Ảnh: Zing.
Đầu tháng 12/2018, "vua thép" Trần Đình Long không còn xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes trước khi trở lại danh sách này chỉ sau vài ngày với tổng tài sản đạt 1 tỷ USD. Ảnh: Internet.
Với việc nắm hơn 534,1 triệu cổ phiếu HPG, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát vẫn được dự đoán là gương mặt sáng giá trong top tỷ phú USD năm 2019. Ảnh: Nhadautu.
Mặc dù chưa được Forbes nhắc đến nhưng ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan được Bloomberg đánh giá là một trong số 2 tỷ phú USD hiếm hoi tại khu vực Đông Nam Á với khối tài sản trị giá 1,2 tỷ USD. Ảnh: Lao động.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hiện là cổ đông chính của Tập đoàn Masan. Ông Quang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 50% cổ phần của Masan Group- một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn hóa hiện đạt hơn 91.000 tỷ đồng (gần 4 tỷ USD). Ảnh: Zing.
Với việc sở hữu 100% cổ phần Tân Hiệp Phát và khối tài sản trị giá tỷ USD, ông Trần Quí Thanh cũng được đồn đoán sẽ là tỷ phú Việt tiếp theo được Forbes vinh danh trong năm 2019. Ảnh: THP Group.
Ngoài ra, hồi tháng 8/2018, doanh nhân Trần Uyên Phương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát có mặt tại trụ sở Forbes (Mỹ) cũng phần nào khiến nhiều người tin rằng ông Trần Quí Thanh sẽ trở thành tỷ phú USD của Việt Nam trong năm tới. Ảnh: Facebook.
Video: Tỷ phú Pham Nhật Vượng giàu đến cỡ nào? Nguồn: Youtube