Lễ ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 nền kinh tế thành viên diễn ra tại Khách sạn Crowne Plaza, thủ đô Santiago của Chile vào chiều 8/3 giờ địa phương, tức rạng sáng 9/3 giờ Việt Nam. Ảnh: Reuters. Hiệp định TPP - CPTPP được khởi xướng cách đây hơn chục năm và trải qua nhiều vòng đàm phán. Hiệp định TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4). Ảnh: Reuters.Đây là một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Ảnh: BBC.Tháng 9/2008, Mỹ (dưới quyền cựu Tổng thống G.W.Bush) bày tỏ ý định tham gia đàm phán Hiệp định để mở cửa thị trường đầu tư và dịch vụ tài chính với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ảnh: Snopes.Tháng 11/2008, Việt Nam, Úc và Peru bày tỏ ý muốn tham gia đàm phán và nâng tổng số thành viên lên 8. Ảnh: Vneconomy.Tháng 11/2009, các vòng đàm phán bị hoãn do cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Sau bầu cử, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ tiếp tục tham gia TPP. Ảnh: CNN.Tháng 3/2010, vòng đàm phán TPP đầu tiên gồm 8 nước Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Singapore, Chile, New Zealand, Brunei diễn ra tại Melbourne, Úc. Ảnh: New Matilda.Đến tháng 10/2010, Malaysia tham gia đàm phán TPP và trở thành thành viên thứ 9 của Hiệp định. Ảnh: Japan Times.Tháng 6/2011, vòng đám phán thứ 7 diễn ra tại TP HCM. Ảnh: ABC.Tháng 6/2012, Canada, Mexico tuyên bố tham gia đàm phán Hiệp định và trở thành thành viên chính thức tháng 10/2012. Ảnh: OpenCanada.Tháng 7/2013, Nhật Bản tham gia, nâng tổng số thành viên TPP lên 12. Ảnh: Japan Times. Sau nhiều ngày, giờ trì hoãn với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ cho ngành dược phẩm, ngày 5/10/2015, Hiệp định TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ảnh: Vietstock.Tháng 2/2016, Bộ trưởng 12 nước TPP ký thỏa thuận chính thức tại New Zealand. Ảnh: CNN.Tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP. Ảnh: BBC.Đến tháng 5/2017, 11 nước còn lại đồng ý hồi sinh TPP. Ảnh: BBC.Tháng 11/2017, Bộ trưởng 11 nước đồng ý đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ảnh: Zing.Tháng 1/2018, 11 nước đạt thỏa thuận về hiệp định sửa đổi và lên kế hoạch ký tại Santiago (Chile) vào ngày 8/3/2018. Ảnh: VietnamFinance.Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được 11 nước ký kết tại Chi Lê ngày 8/3/2018. Tại đây, lãnh đạo các nước TPP-11 đang nỗ lực tìm thành viên mới. Một số ứng viên có thể kể đến như Thái Lan, Hàn Quốc...Video: Thời cơ và thách thức từ hiệp định TPP. Nguồn: FBNC Vietnam.
Lễ ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa 11 nền kinh tế thành viên diễn ra tại Khách sạn Crowne Plaza, thủ đô Santiago của Chile vào chiều 8/3 giờ địa phương, tức rạng sáng 9/3 giờ Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Hiệp định TPP - CPTPP được khởi xướng cách đây hơn chục năm và trải qua nhiều vòng đàm phán. Hiệp định TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4). Ảnh: Reuters.
Đây là một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei. Ảnh: BBC.
Tháng 9/2008, Mỹ (dưới quyền cựu Tổng thống G.W.Bush) bày tỏ ý định tham gia đàm phán Hiệp định để mở cửa thị trường đầu tư và dịch vụ tài chính với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ảnh: Snopes.
Tháng 11/2008, Việt Nam, Úc và Peru bày tỏ ý muốn tham gia đàm phán và nâng tổng số thành viên lên 8. Ảnh: Vneconomy.
Tháng 11/2009, các vòng đàm phán bị hoãn do cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Sau bầu cử, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ tiếp tục tham gia TPP. Ảnh: CNN.
Tháng 3/2010, vòng đàm phán TPP đầu tiên gồm 8 nước Mỹ, Australia, Peru, Việt Nam, Singapore, Chile, New Zealand, Brunei diễn ra tại Melbourne, Úc. Ảnh: New Matilda.
Đến tháng 10/2010, Malaysia tham gia đàm phán TPP và trở thành thành viên thứ 9 của Hiệp định. Ảnh: Japan Times.
Tháng 6/2011, vòng đám phán thứ 7 diễn ra tại TP HCM. Ảnh: ABC.
Tháng 6/2012, Canada, Mexico tuyên bố tham gia đàm phán Hiệp định và trở thành thành viên chính thức tháng 10/2012. Ảnh: OpenCanada.
Tháng 7/2013, Nhật Bản tham gia, nâng tổng số thành viên TPP lên 12. Ảnh: Japan Times.
Sau nhiều ngày, giờ trì hoãn với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ cho ngành dược phẩm, ngày 5/10/2015, Hiệp định TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Ảnh: Vietstock.
Tháng 2/2016, Bộ trưởng 12 nước TPP ký thỏa thuận chính thức tại New Zealand. Ảnh: CNN.
Tháng 1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP. Ảnh: BBC.
Đến tháng 5/2017, 11 nước còn lại đồng ý hồi sinh TPP. Ảnh: BBC.
Tháng 11/2017, Bộ trưởng 11 nước đồng ý đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ảnh: Zing.
Tháng 1/2018, 11 nước đạt thỏa thuận về hiệp định sửa đổi và lên kế hoạch ký tại Santiago (Chile) vào ngày 8/3/2018. Ảnh: VietnamFinance.
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được 11 nước ký kết tại Chi Lê ngày 8/3/2018. Tại đây, lãnh đạo các nước TPP-11 đang nỗ lực tìm thành viên mới. Một số ứng viên có thể kể đến như Thái Lan, Hàn Quốc...
Video: Thời cơ và thách thức từ hiệp định TPP. Nguồn: FBNC Vietnam.