Hoàng gia Bahrain (4 tỷ USD): Gia đình Khalifa cầm quyền cai trị Bahrain từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay. Quốc vương hiện tại của đất nước - Hamad bin Isa Al Khalifa - được cho là người bạn thân thiết của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Ảnh: PA.Kể từ khi giếng dầu đầu tiên của quốc gia này bắt đầu khai thác được dầu vào năm 1932, Hoàng gia Bahrain đã kiếm được hàng tỷ USD. Họ nhận được 1/3 doanh thu bán dầu của đất nước cho đến tận năm 1973. Ảnh: Shutterstock.Hoàng gia có tổng tài sản trị giá 4 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn. Theo Financial Times, họ còn sở hữu một đế chế bất động sản tại Anh quốc trị giá 900 triệu USD. Ảnh: Shutterstock.Hoàng gia Liechtenstein (12 tỷ USD): Đây là hoàng gia châu Âu duy nhất xuất hiện trong danh sách. Hoàng tử Hans-Adam II - người đứng đầu đất nước hiện nay - sở hữu một phần đáng kể trong khối tài sản 12 tỷ USD của gia tộc. Ảnh: DPA.Hoàng tử không phải trả một đồng thuế nào, và kiếm được nhiều tiền nhờ vào Tập đoàn LGT, một ngân hàng tư nhân của gia đình ông. Ảnh: Shutterstock.Bên cạnh ngân hàng, Quỹ Hoàng tử Liechtenstein còn quản lý danh mục tài sản khổng lồ bao gồm những công ty giàu có cùng các khoản đầu tư sinh lợi khác. Hoàng gia Liechtenstein cũng sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ với những kiệt tác của các danh họa Raphael, Rembrandt và Van Dyck. Ảnh: Flickr. Hoàng gia Dubai (19 tỷ USD): Gia tộc Maktoum đã trị vì Dubai từ năm 1833 đến nay. Với 12 thành viên chính cùng hàng trăm bà con thân thích, họ hàng khác, tổng giá trị tài sản của hoàng gia này lên đến 19 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock.Người giàu có nhất trong gia tộc này là Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Ông còn giữ chức phó tổng thống kiêm thủ tướng UAE. Ảnh: PA.Tiểu vương này kiểm soát Tập đoàn đầu tư Dubai Holdings, sở hữu một số bất động sản xa xỉ ở châu Âu, và có riêng cho mình một trong những du thuyền lớn nhất hành tinh. Ông đã chi đến 100 triệu USD để tổ chức đám cưới đầu tiên của mình. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng là một người hào phóng khi đã quyên góp hàng tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Nakheel.Hoàng gia Morocco (20 tỷ USD): Triều đại Alaouite đã trị vì Morocco từ năm 1631. Hoàng tộc có 19 thành viên nòng cốt, được lãnh đạo bởi đức vua hiện tại - Mohammed VI - người lên ngôi vào năm 1999. Ảnh: Shutterstock.Forbes ước tính tổng giá trị tài sản của gia tộc này khoảng 5 tỷ USD, nhưng nhiều nguồn khác cho rằng con số đó xấp xỉ 20 tỷ USD. Ảnh: Jetset Times.Các chuyên gia ước tính tổng tiền thuế mỗi năm của người dân Morocco đóng lên đến 200 triệu USD. Tòa án hoàng gia sử dụng số tiền này, nhưng chỉ dùng vài triệu USD để trả lương cho nhân viên. Họ thậm chí chi gần 1 triệu USD để trả hóa đơn điện, nước cho các cung điện hoàng tộc ở thủ đô Rabat và một số nơi khác. Ảnh: Shutterstock.Hoàng gia Brunei (30 tỷ USD): Triều đại Bolkiah ra đời năm 1363 và cai trị Brunei từ đó đến nay. Đức vua hiện tại - Hassanal Bolkiah - đã ngồi trên ngai vàng khoảng 51 năm. Ảnh: Shutterstock.Gia tộc trở nên giàu có nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của Brunei. Đức vua sở hữu khối tài sản 20 tỷ USD trong khi con trai ông - Hoàng tử Haji Abdul Azim - cũng có riêng gia tài trị giá 5 tỷ USD. Ảnh: Mysha Uzma.Vua Brunei nổi tiếng sống xa xỉ. Cung điện hoàng gia có tên Istana Nurul Iman trị giá 1,4 tỷ USD được xây vào năm 1984. Ông sở hữu 7.000 siêu xe với khoảng 600 chiếc Rolls-Royce và 300 chiếc Ferrari. Vua Hassanal Bolkiah từng chi đến 21.000 USD cho một lần cắt tóc. Ảnh: Flickr.Hoàng gia Thái Lan (60 tỷ USD): Triều đại Chakri đã trị vì Thái Lan trong khoảng 236 năm và nhận được sự tôn kính tuyệt đối của nhân dân quốc gia này. Đức vua hiện tại - Maha Vajiralongkorn - lên ngôi vào năm 2016 sau khi Vua Bhumibol Adulyadej qua đời. Ảnh: Getty.Theo Cục Tài sản Hoàng gia Thái Lan, hoàng tộc này có 10 thành viên cốt lõi và kiểm soát khối tài sản trị giá 60 tỷ USD. Ảnh: AFP.Các tài sản của hoàng gia bao gồm những bất động sản đắt tiền tại trung tâm Bangkok, cổ phần lớn trong một số tập đoàn khổng lồ của Thái Lan, cổ phần trong tập đoàn khách sạn cao cấp Kempinski. Các khoản đầu tư của hoàng tộc được cho là đem lại doanh thu khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: Shutterstock.Hoàng gia Abu Dhabi (150 tỷ USD): Đứng đầu gia tộc này là Tiểu vương Khalifa bin Zayed Al Nahyan, và ông còn đóng vai trò tổng thống UAE từ năm 2004. Gia tộc được biết đến với tên gọi Nahyan đã trị vì Abu Dhabi kể từ năm 1793. Ảnh: Gulf Today.Giống như các hoàng gia khác ở Trung Đông, gia tộc Nahyan gây dựng của cải từ trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Phần lớn tài sản 150 tỷ USD được hoàng gia này tích lũy trong những năm 1970. Ảnh: Shutterstock.Tiểu vương Abu Dhabi còn ngồi ghế chủ tịch Quỹ Đầu tư Abu Dhabi, nơi quản lý số tài sản trị giá đến 875 tỷ USD, bao gồm tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai. Ảnh: The National.Hoàng gia Qatar (335 tỷ USD): Gia tộc Thani đã cai trị Qatar từ giữa thế kỷ 19, có khoảng 7.000 - 8.000 thành viên. Đức vua hiện tại - Tamim bin Hamad Al Thani - lên ngôi vào năm 2013. Ảnh: Shutterstock.Năm 2018, Hoàng tộc Thani đã bị các nước láng giềng trong Vùng Vịnh từ mặt khi trả 1 tỷ USD cho lực lượng al-Qaeda để chuộc lại một số thành viên trong gia đình bị bắt cóc ở Iraq. Gia tộc này kiểm soát 335 tỷ USD tài sản quốc gia. Ảnh: Getty.Quỹ Hoàng gia Qatar quản lý một số tài sản danh tiếng ở thủ đô London nước Anh gồm tòa nhà chọc trời Shard, làng Olympic, và bách hóa Harrods. Quỹ cũng sở hữu lượng cổ phần đáng kể tại tòa nhà Empire State ở New York, nhà sản xuất xe Volkswagen, tập đoàn tài chính Barclays và tập đoàn trang sức Tiffany & Co. Ảnh: Shutterstock.Hoàng gia Kuwait (360 tỷ USD): Gia tộc Al-Sabah nắm quyền tại Kuwait kể từ năm 1752 với tiểu vương hiện tại là Sabah IV Ahmad Al-Jaber Al-Sabah. Gia tộc này có khoảng 1.000 thành viên. Ảnh: Pinterest.Tài sản của Hoàng gia Kuwait kiếm được chủ yếu nhờ đầu tư vào chứng khoán Mỹ. Phần lớn khoản đầu tư trong đó đã tăng phi mã trong nhiều năm qua. Năm 1991, tạp chí Time ước tính tổng giá trị tài sản này khoảng 90 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock.Trên thực tế, các chuyên gia tin rằng giá trị tài sản của Hoàng gia Kuwait có thể tăng lên 4 lần kể từ đầu những năm 1990. Gia tộc được cho là sở hữu cổ phần lớn trong đa số công ty blue chip ở Mỹ. Ảnh: Flickr.Hoàng gia Saudi Arabia (1.700 tỷ USD): Nhà Saud là gia đình giàu có nhất hành tinh. 15.000 thành viên của gia tộc này sở hữu khối tài sản trị giá 1.700 tỷ USD. Ảnh: Getty.Nhà Saud đã cai trị Saudi Arabia từ năm 1744 và phần lớn của cải đất nước thuộc về gia tộc này. Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud, lên ngôi năm 2015, là người giàu nhất gia tộc với tổng tài sản trị giá 18 tỷ USD. Ảnh: PA.Từng là người giàu nhất hoàng gia Saudi Arabia cũng như giàu nhất Trung Đông, Hoàng tử Alwaleed Bin Talal bị bắt vào năm 2017 sau một đợt "càn quét" chống tham nhũng của Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: PA.Xem video "Gia đình ông Lê Thanh Thản giàu cỡ nào". Nguồn Youtube:
Hoàng gia Bahrain (4 tỷ USD): Gia đình Khalifa cầm quyền cai trị Bahrain từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay. Quốc vương hiện tại của đất nước - Hamad bin Isa Al Khalifa - được cho là người bạn thân thiết của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Ảnh: PA.
Kể từ khi giếng dầu đầu tiên của quốc gia này bắt đầu khai thác được dầu vào năm 1932, Hoàng gia Bahrain đã kiếm được hàng tỷ USD. Họ nhận được 1/3 doanh thu bán dầu của đất nước cho đến tận năm 1973. Ảnh: Shutterstock.
Hoàng gia có tổng tài sản trị giá 4 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể lớn hơn. Theo Financial Times, họ còn sở hữu một đế chế bất động sản tại Anh quốc trị giá 900 triệu USD. Ảnh: Shutterstock.
Hoàng gia Liechtenstein (12 tỷ USD): Đây là hoàng gia châu Âu duy nhất xuất hiện trong danh sách. Hoàng tử Hans-Adam II - người đứng đầu đất nước hiện nay - sở hữu một phần đáng kể trong khối tài sản 12 tỷ USD của gia tộc. Ảnh: DPA.
Hoàng tử không phải trả một đồng thuế nào, và kiếm được nhiều tiền nhờ vào Tập đoàn LGT, một ngân hàng tư nhân của gia đình ông. Ảnh: Shutterstock.
Bên cạnh ngân hàng, Quỹ Hoàng tử Liechtenstein còn quản lý danh mục tài sản khổng lồ bao gồm những công ty giàu có cùng các khoản đầu tư sinh lợi khác. Hoàng gia Liechtenstein cũng sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ với những kiệt tác của các danh họa Raphael, Rembrandt và Van Dyck. Ảnh: Flickr.
Hoàng gia Dubai (19 tỷ USD): Gia tộc Maktoum đã trị vì Dubai từ năm 1833 đến nay. Với 12 thành viên chính cùng hàng trăm bà con thân thích, họ hàng khác, tổng giá trị tài sản của hoàng gia này lên đến 19 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock.
Người giàu có nhất trong gia tộc này là Tiểu vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Ông còn giữ chức phó tổng thống kiêm thủ tướng UAE. Ảnh: PA.
Tiểu vương này kiểm soát Tập đoàn đầu tư Dubai Holdings, sở hữu một số bất động sản xa xỉ ở châu Âu, và có riêng cho mình một trong những du thuyền lớn nhất hành tinh. Ông đã chi đến 100 triệu USD để tổ chức đám cưới đầu tiên của mình. Ngoài ra, ông cũng nổi tiếng là một người hào phóng khi đã quyên góp hàng tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Nakheel.
Hoàng gia Morocco (20 tỷ USD): Triều đại Alaouite đã trị vì Morocco từ năm 1631. Hoàng tộc có 19 thành viên nòng cốt, được lãnh đạo bởi đức vua hiện tại - Mohammed VI - người lên ngôi vào năm 1999. Ảnh: Shutterstock.
Forbes ước tính tổng giá trị tài sản của gia tộc này khoảng 5 tỷ USD, nhưng nhiều nguồn khác cho rằng con số đó xấp xỉ 20 tỷ USD. Ảnh: Jetset Times.
Các chuyên gia ước tính tổng tiền thuế mỗi năm của người dân Morocco đóng lên đến 200 triệu USD. Tòa án hoàng gia sử dụng số tiền này, nhưng chỉ dùng vài triệu USD để trả lương cho nhân viên. Họ thậm chí chi gần 1 triệu USD để trả hóa đơn điện, nước cho các cung điện hoàng tộc ở thủ đô Rabat và một số nơi khác. Ảnh: Shutterstock.
Hoàng gia Brunei (30 tỷ USD): Triều đại Bolkiah ra đời năm 1363 và cai trị Brunei từ đó đến nay. Đức vua hiện tại - Hassanal Bolkiah - đã ngồi trên ngai vàng khoảng 51 năm. Ảnh: Shutterstock.
Gia tộc trở nên giàu có nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của Brunei. Đức vua sở hữu khối tài sản 20 tỷ USD trong khi con trai ông - Hoàng tử Haji Abdul Azim - cũng có riêng gia tài trị giá 5 tỷ USD. Ảnh: Mysha Uzma.
Vua Brunei nổi tiếng sống xa xỉ. Cung điện hoàng gia có tên Istana Nurul Iman trị giá 1,4 tỷ USD được xây vào năm 1984. Ông sở hữu 7.000 siêu xe với khoảng 600 chiếc Rolls-Royce và 300 chiếc Ferrari. Vua Hassanal Bolkiah từng chi đến 21.000 USD cho một lần cắt tóc. Ảnh: Flickr.
Hoàng gia Thái Lan (60 tỷ USD): Triều đại Chakri đã trị vì Thái Lan trong khoảng 236 năm và nhận được sự tôn kính tuyệt đối của nhân dân quốc gia này. Đức vua hiện tại - Maha Vajiralongkorn - lên ngôi vào năm 2016 sau khi Vua Bhumibol Adulyadej qua đời. Ảnh: Getty.
Theo Cục Tài sản Hoàng gia Thái Lan, hoàng tộc này có 10 thành viên cốt lõi và kiểm soát khối tài sản trị giá 60 tỷ USD. Ảnh: AFP.
Các tài sản của hoàng gia bao gồm những bất động sản đắt tiền tại trung tâm Bangkok, cổ phần lớn trong một số tập đoàn khổng lồ của Thái Lan, cổ phần trong tập đoàn khách sạn cao cấp Kempinski. Các khoản đầu tư của hoàng tộc được cho là đem lại doanh thu khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: Shutterstock.
Hoàng gia Abu Dhabi (150 tỷ USD): Đứng đầu gia tộc này là Tiểu vương Khalifa bin Zayed Al Nahyan, và ông còn đóng vai trò tổng thống UAE từ năm 2004. Gia tộc được biết đến với tên gọi Nahyan đã trị vì Abu Dhabi kể từ năm 1793. Ảnh: Gulf Today.
Giống như các hoàng gia khác ở Trung Đông, gia tộc Nahyan gây dựng của cải từ trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Phần lớn tài sản 150 tỷ USD được hoàng gia này tích lũy trong những năm 1970. Ảnh: Shutterstock.
Tiểu vương Abu Dhabi còn ngồi ghế chủ tịch Quỹ Đầu tư Abu Dhabi, nơi quản lý số tài sản trị giá đến 875 tỷ USD, bao gồm tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai. Ảnh: The National.
Hoàng gia Qatar (335 tỷ USD): Gia tộc Thani đã cai trị Qatar từ giữa thế kỷ 19, có khoảng 7.000 - 8.000 thành viên. Đức vua hiện tại - Tamim bin Hamad Al Thani - lên ngôi vào năm 2013. Ảnh: Shutterstock.
Năm 2018, Hoàng tộc Thani đã bị các nước láng giềng trong Vùng Vịnh từ mặt khi trả 1 tỷ USD cho lực lượng al-Qaeda để chuộc lại một số thành viên trong gia đình bị bắt cóc ở Iraq. Gia tộc này kiểm soát 335 tỷ USD tài sản quốc gia. Ảnh: Getty.
Quỹ Hoàng gia Qatar quản lý một số tài sản danh tiếng ở thủ đô London nước Anh gồm tòa nhà chọc trời Shard, làng Olympic, và bách hóa Harrods. Quỹ cũng sở hữu lượng cổ phần đáng kể tại tòa nhà Empire State ở New York, nhà sản xuất xe Volkswagen, tập đoàn tài chính Barclays và tập đoàn trang sức Tiffany & Co. Ảnh: Shutterstock.
Hoàng gia Kuwait (360 tỷ USD): Gia tộc Al-Sabah nắm quyền tại Kuwait kể từ năm 1752 với tiểu vương hiện tại là Sabah IV Ahmad Al-Jaber Al-Sabah. Gia tộc này có khoảng 1.000 thành viên. Ảnh: Pinterest.
Tài sản của Hoàng gia Kuwait kiếm được chủ yếu nhờ đầu tư vào chứng khoán Mỹ. Phần lớn khoản đầu tư trong đó đã tăng phi mã trong nhiều năm qua. Năm 1991, tạp chí Time ước tính tổng giá trị tài sản này khoảng 90 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock.
Trên thực tế, các chuyên gia tin rằng giá trị tài sản của Hoàng gia Kuwait có thể tăng lên 4 lần kể từ đầu những năm 1990. Gia tộc được cho là sở hữu cổ phần lớn trong đa số công ty blue chip ở Mỹ. Ảnh: Flickr.
Hoàng gia Saudi Arabia (1.700 tỷ USD): Nhà Saud là gia đình giàu có nhất hành tinh. 15.000 thành viên của gia tộc này sở hữu khối tài sản trị giá 1.700 tỷ USD. Ảnh: Getty.
Nhà Saud đã cai trị Saudi Arabia từ năm 1744 và phần lớn của cải đất nước thuộc về gia tộc này. Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud, lên ngôi năm 2015, là người giàu nhất gia tộc với tổng tài sản trị giá 18 tỷ USD. Ảnh: PA.
Từng là người giàu nhất hoàng gia Saudi Arabia cũng như giàu nhất Trung Đông, Hoàng tử Alwaleed Bin Talal bị bắt vào năm 2017 sau một đợt "càn quét" chống tham nhũng của Thái tử Mohammed bin Salman. Ảnh: PA.
Xem video "Gia đình ông Lê Thanh Thản giàu cỡ nào". Nguồn Youtube: