Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tuệ - kỹ sư công nghệ sinh học, với khát khao xây dựng được thương hiệu và đưa sản phẩm nấm linh chi đỏ ra thị trường thế giới, đã mạnh dạn đầu tư trang trại quy mô "khủng" nhất miền Đông Nam bộ. Trại nấm linh chi của ông Tuệ tại ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Từng trại nấm mái lợp lá dài hàng chục mét nối đuôi phủ kín trang trại rộng 3,3ha. Ảnh: Trần Đáng.Trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư Nguyễn Văn Tuệ mỗi năm sản xuất khoảng 25 tấn nấm xích chi, hồng chi, na sa Nhật Bản. Sản lượng này bằng 10% tổng sản lượng linh chi Việt Nam sản xuất (hiện sản lượng nấm linh chi của Việt Nam khoảng 250 tấn/năm. Ảnh: Trần Đáng.Ngoài quy trình nuôi trồng đạt chuẩn an toàn, trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ còn ứng dụng hiệu ứng nhà kính để phơi sấy nấm. Với cách phơi này nấm sẽ khô đều và đạt dược tính cao nhất. Trong ảnh: Đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm nhà kính đang phơi sấy nấm. Ảnh: Trần Đáng.Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Nguyễn Hồng Lý đã đánh giá rất cao sự thành công của trang trại nấm. Trong ảnh: Bà Nguyễn Hồng Lý và chủ trại nấm Nguyễn Văn Tuệ đang trao đổi về việc sản xuất nấm linh chi trong đợt thăm trang trại tháng 8.2016. Ảnh: TL. Trần Đáng.Ông Trần Văn Làm – Nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách phía Nam, khá thích thú với các tai nấm linh chi tại trang trại. Ảnh: Trần Đáng.Thu hoạch nấm tại trang trại linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ. Ảnh Trần Đáng.Năm 2016, ông Tuệ đã hợp tác cung cấp sản phẩm nấm linh chi cho Công ty cổ phần dược liệu để sản xuất dược liệu. Ảnh: Trần Đáng.Hiện nay, trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ có các dòng sản phẩm linh chi nguyên tai, linh chi xắt lát, linh chi xay và bột bào tử với nhiều trọng lượng, kích cỡ cho khách lựa chọn. Trong ảnh: Sản phẩm được đóng gói trước khi xuất bán. Ảnh: Trần Đáng.Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo về chất lượng nên trang trại thu hút khá nhiều doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đến tìm hiểu và học tập kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: Trần Đáng.
Năm 2000, ông Nguyễn Văn Tuệ - kỹ sư công nghệ sinh học, với khát khao xây dựng được thương hiệu và đưa sản phẩm nấm linh chi đỏ ra thị trường thế giới, đã mạnh dạn đầu tư trang trại quy mô "khủng" nhất miền Đông Nam bộ. Trại nấm linh chi của ông Tuệ tại ấp Ruộng Lớn, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Từng trại nấm mái lợp lá dài hàng chục mét nối đuôi phủ kín trang trại rộng 3,3ha. Ảnh: Trần Đáng.
Trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư Nguyễn Văn Tuệ mỗi năm sản xuất khoảng 25 tấn nấm xích chi, hồng chi, na sa Nhật Bản. Sản lượng này bằng 10% tổng sản lượng linh chi Việt Nam sản xuất (hiện sản lượng nấm linh chi của Việt Nam khoảng 250 tấn/năm. Ảnh: Trần Đáng.
Ngoài quy trình nuôi trồng đạt chuẩn an toàn, trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ còn ứng dụng hiệu ứng nhà kính để phơi sấy nấm. Với cách phơi này nấm sẽ khô đều và đạt dược tính cao nhất. Trong ảnh: Đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm nhà kính đang phơi sấy nấm. Ảnh: Trần Đáng.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Nguyễn Hồng Lý đã đánh giá rất cao sự thành công của trang trại nấm. Trong ảnh: Bà Nguyễn Hồng Lý và chủ trại nấm Nguyễn Văn Tuệ đang trao đổi về việc sản xuất nấm linh chi trong đợt thăm trang trại tháng 8.2016. Ảnh: TL. Trần Đáng.
Ông Trần Văn Làm – Nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách phía Nam, khá thích thú với các tai nấm linh chi tại trang trại. Ảnh: Trần Đáng.
Thu hoạch nấm tại trang trại linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ. Ảnh Trần Đáng.
Năm 2016, ông Tuệ đã hợp tác cung cấp sản phẩm nấm linh chi cho Công ty cổ phần dược liệu để sản xuất dược liệu. Ảnh: Trần Đáng.
Hiện nay, trang trại nấm linh chi "khủng" của kỹ sư về vườn Nguyễn Văn Tuệ có các dòng sản phẩm linh chi nguyên tai, linh chi xắt lát, linh chi xay và bột bào tử với nhiều trọng lượng, kích cỡ cho khách lựa chọn. Trong ảnh: Sản phẩm được đóng gói trước khi xuất bán. Ảnh: Trần Đáng.
Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất với quy mô lớn, đảm bảo về chất lượng nên trang trại thu hút khá nhiều doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đến tìm hiểu và học tập kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: Trần Đáng.