Bưởi Diễn là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Cây cho quả mỗi năm một lần, thường chín vào dịp Tết và có màu vàng bắt mắt, vị ngọt đậm đà. Loại bưởi này để được trong thời gian dài 2-3 tháng, càng để lâu bưởi càng thơm và ngọt. Từ lâu, cứ đến dịp giáp Tết, người Sài Gòn mua cây này về trưng trong nhà, văn phòng công ty. Cây nào càng đẹp, trái xum xuê, tuổi đời lâu năm lại càng được ưa chuộng.Từ giữa tháng 12/2020, các nhà vườn, đại lý bán cây cảnh trên đường Mai Chí Thọ, Quận 2, TP.HCM đã bắt đầu nhập cây bưởi Diễn về bán. Đến nay, đi dọc con đường này, ai cũng sẽ nhìn thấy những cây bưởi trái vàng óng, trang trí đẹp mắt.Anh Hà, 24 tuổi, vừa có vườn bưởi Diễn ở Hưng Yên vừa có đại lý bán cây cảnh ở đường Mai Chí Thọ. Từ giữa tháng 12/2020, gia đình anh đã vận chuyển hơn 100 cây từ vườn vào TP.HCM bán.Do cây phải đi đường xa, để trong diện tích hẹp của chiếc xe tải nên mỗi chuyến gia đình anh Hà chỉ vận chuyển khoảng 20-30 cây. Để trái, lá vẫn nguyên hình trạng ban đầu, gia đình anh Hà dùng túi lưới bảo quản trái, dùng dây thun cột vào các cành.Khi cây vào đến TP.HCM, các nhà vườn sẽ thuê xe cẩu đưa xuống, thuê người sắp xếp cây cho gọn. Và để cây luôn tươi, giữ được độ đẹp, người chăm sóc vườn sẽ tưới cây, bắt sâu, cắt bỏ những chiếc lá vàng.Anh Hà cho biết, những năm trước, khoảng cuối tháng 11 (Âm lịch) gia đình anh đã bán được khoảng 30-40 % số cây bưởi Diễn đưa từ vườn vào. Giá cây dao động từ 5-40 triệu đồng/cây, tùy vào cây đẹp hay xấu, cây lâu năm hay ít năm.Tuy nhiên, năm nay đã đưa cây từ quê vào Sài Gòn gần một tháng, gia đình anh Hà vẫn chưa bán được cây nào dù giá bán chỉ từ 5 - 15 triệu đồng/cây. Với giá bán này, gia đình anh Hà đã giảm hơn những năm trước một nửa. "Khách đến xem cây cũng ít. Có vài khách đến xem cây rồi im lặng bỏ đi", giọng anh Hà rầu rĩ.Lý giải nguyên nhân giá bán giảm và lượng cây bán ra chậm hơn những năm trước, một chủ vườn khác trên đường Mai Chí Thọ cho rằng, do năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên kinh tế ai cũng khó khăn.Một lý do khác là cước vận chuyển năm nay rẻ hơn những năm trước rất nhiều. "Những năm trước, cước vận chuyển cây đường xa rất cao. Năm nay do dịch nên cước vận chuyển rẻ", người này giải thích.Trái bưởi Diễn chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng. Cây vẫn sống nếu chơi Tết xong trồng lại nhưng nếu không chăm sóc đúng cách sẽ không cho trái nhiều và dễ mất dáng đẹp ban đầu.Trao đổi với VietNamNet, anh Thành (ở Quận 9) cho biết, anh thích loại cây này vì trái có màu vàng đẹp, lá màu xanh tượng trưng cho sự hưng thịnh, may mắn và tài lộc.Những năm trước, cuối tháng 12 (Dương lịch), anh Thành sẽ mua một cây đặt ở văn phòng công ty cho đẹp. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh kéo dài nên việc kinh doanh không thuận lợi, vì vậy anh Thành đang tính đến việc đón Tết tiết kiệm nhất.Anh Hà và những chủ vườn cây khác hi vọng, tới đây sẽ có khách ghé mua cây về chơi Tết.Trường hợp đến Tết Nguyên đán cây không bán được gia đình anh Hà sẽ cắt bỏ hết trái, vận chuyển cây trở lại vườn để chăm sóc. "Nhà tôi tự trồng cây rồi bán nên không lo lỗ. Có chăng chỉ mất một ít chi phí vận chuyển, nhưng năm nay do dịch nên cước vận chuyển không đáng bao nhiêu", chàng trai quê Hưng Yên lạc quan.
Bưởi Diễn là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Cây cho quả mỗi năm một lần, thường chín vào dịp Tết và có màu vàng bắt mắt, vị ngọt đậm đà. Loại bưởi này để được trong thời gian dài 2-3 tháng, càng để lâu bưởi càng thơm và ngọt. Từ lâu, cứ đến dịp giáp Tết, người Sài Gòn mua cây này về trưng trong nhà, văn phòng công ty. Cây nào càng đẹp, trái xum xuê, tuổi đời lâu năm lại càng được ưa chuộng.Từ giữa tháng 12/2020, các nhà vườn, đại lý bán cây cảnh trên đường Mai Chí Thọ, Quận 2, TP.HCM đã bắt đầu nhập cây bưởi Diễn về bán. Đến nay, đi dọc con đường này, ai cũng sẽ nhìn thấy những cây bưởi trái vàng óng, trang trí đẹp mắt.
Anh Hà, 24 tuổi, vừa có vườn bưởi Diễn ở Hưng Yên vừa có đại lý bán cây cảnh ở đường Mai Chí Thọ. Từ giữa tháng 12/2020, gia đình anh đã vận chuyển hơn 100 cây từ vườn vào TP.HCM bán.
Do cây phải đi đường xa, để trong diện tích hẹp của chiếc xe tải nên mỗi chuyến gia đình anh Hà chỉ vận chuyển khoảng 20-30 cây. Để trái, lá vẫn nguyên hình trạng ban đầu, gia đình anh Hà dùng túi lưới bảo quản trái, dùng dây thun cột vào các cành.
Khi cây vào đến TP.HCM, các nhà vườn sẽ thuê xe cẩu đưa xuống, thuê người sắp xếp cây cho gọn. Và để cây luôn tươi, giữ được độ đẹp, người chăm sóc vườn sẽ tưới cây, bắt sâu, cắt bỏ những chiếc lá vàng.
Anh Hà cho biết, những năm trước, khoảng cuối tháng 11 (Âm lịch) gia đình anh đã bán được khoảng 30-40 % số cây bưởi Diễn đưa từ vườn vào. Giá cây dao động từ 5-40 triệu đồng/cây, tùy vào cây đẹp hay xấu, cây lâu năm hay ít năm.
Tuy nhiên, năm nay đã đưa cây từ quê vào Sài Gòn gần một tháng, gia đình anh Hà vẫn chưa bán được cây nào dù giá bán chỉ từ 5 - 15 triệu đồng/cây. Với giá bán này, gia đình anh Hà đã giảm hơn những năm trước một nửa. "Khách đến xem cây cũng ít. Có vài khách đến xem cây rồi im lặng bỏ đi", giọng anh Hà rầu rĩ.
Lý giải nguyên nhân giá bán giảm và lượng cây bán ra chậm hơn những năm trước, một chủ vườn khác trên đường Mai Chí Thọ cho rằng, do năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên kinh tế ai cũng khó khăn.
Một lý do khác là cước vận chuyển năm nay rẻ hơn những năm trước rất nhiều. "Những năm trước, cước vận chuyển cây đường xa rất cao. Năm nay do dịch nên cước vận chuyển rẻ", người này giải thích.
Trái bưởi Diễn chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng. Cây vẫn sống nếu chơi Tết xong trồng lại nhưng nếu không chăm sóc đúng cách sẽ không cho trái nhiều và dễ mất dáng đẹp ban đầu.
Trao đổi với VietNamNet, anh Thành (ở Quận 9) cho biết, anh thích loại cây này vì trái có màu vàng đẹp, lá màu xanh tượng trưng cho sự hưng thịnh, may mắn và tài lộc.
Những năm trước, cuối tháng 12 (Dương lịch), anh Thành sẽ mua một cây đặt ở văn phòng công ty cho đẹp. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh kéo dài nên việc kinh doanh không thuận lợi, vì vậy anh Thành đang tính đến việc đón Tết tiết kiệm nhất.
Anh Hà và những chủ vườn cây khác hi vọng, tới đây sẽ có khách ghé mua cây về chơi Tết.
Trường hợp đến Tết Nguyên đán cây không bán được gia đình anh Hà sẽ cắt bỏ hết trái, vận chuyển cây trở lại vườn để chăm sóc. "Nhà tôi tự trồng cây rồi bán nên không lo lỗ. Có chăng chỉ mất một ít chi phí vận chuyển, nhưng năm nay do dịch nên cước vận chuyển không đáng bao nhiêu", chàng trai quê Hưng Yên lạc quan.