Nghề câu kiều của người dân xóm biển Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã mang về thu nhập cho hơn 100 hộ dân nơi đây. Nghề này được nhiều người cho rằng là một nghệ thuật đánh bắt bởi cách này không cần mồi như câu bình thường.Với đặc điểm lưỡi câu hình chữ U, các lưỡi được nối với nhau thành dây câu, mỗi lưỡi cách nhau 14cm, câu được gắn với các phao nhỏ và vỏ ốc. Vỏ ốc có nhiệm vụ làm cho dây câu chìm xuống đáy biển; phao sẽ nổi các lưỡi câu lên khỏi đáy biển khoảng 20cm. Cá, cua, ghẹ đi ngang lưỡi câu sẽ quẫy đuôi hoặc quay đầu dính vào lưỡi câu.Mỗi người khi đánh bắt sẽ có hàng trăm gắp câu với hàng triệu lưỡi câu được thả xuống biển, các đoạn dây câu có thể lên đến 3km.Loại câu này chỉ bắt được những loại cá da trơn lớn, những cá nhỏ sẽ có thời gian sinh trưởng, tránh việc khai thác quá mức gây ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản.Nghề câu kiều chỉ đánh bắt được ở những vùng biển cạn cách bờ vài hải lý và nước chảy tương đối yếu.Nghề này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm từ việc chọn vùng nước có nhiều cá đến thả câu, thu dây câu và đặc biệt là kinh nghiệm sửa lưỡi câu để sao cho sắc nhọn nhất nước chảy lưỡi câu không bị xoắn.Nghề câu kiều có thể làm được từ 7 đến 9 tháng/năm. Những khi biển động, ngư dân không ra khơi được thì lưỡi câu, dây câu sẽ được ngư dân cuốn vào nhà và gia cố lại đợi đến khi trời êm dịu lại tiếp tục ra khơi đánh bắt.Anh Nguyễn Nghi (ngụ huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: “Đánh câu này chủ yếu dính cá ngát, cá đuối,…Các lưỡi câu cách nhau không tới gang tay để cá đi ngang qua là dính…”.Không cần sắm tàu to, ghe lớn, mỗi xuồng câu chỉ cần một người đi, thăm câu ngoài biển tốn khoảng 3 đến 5 giờ là có thu nhập từ 500 đến một triệu đồng mỗi ngày.Sau một đêm dài lênh đênh trên biển, những ngư dân làm nghề câu kiều trở về với chiến lợi phẩm đầy ắp cá, ghẹ, mực. Không khí nhộn nhịp làm cho người đánh bắt vơi đi nỗi mệt nhọc, có được khoản tiền kha khá lo cho bữa cơm gia đình.
Nghề câu kiều của người dân xóm biển Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã mang về thu nhập cho hơn 100 hộ dân nơi đây. Nghề này được nhiều người cho rằng là một nghệ thuật đánh bắt bởi cách này không cần mồi như câu bình thường.
Với đặc điểm lưỡi câu hình chữ U, các lưỡi được nối với nhau thành dây câu, mỗi lưỡi cách nhau 14cm, câu được gắn với các phao nhỏ và vỏ ốc. Vỏ ốc có nhiệm vụ làm cho dây câu chìm xuống đáy biển; phao sẽ nổi các lưỡi câu lên khỏi đáy biển khoảng 20cm. Cá, cua, ghẹ đi ngang lưỡi câu sẽ quẫy đuôi hoặc quay đầu dính vào lưỡi câu.
Mỗi người khi đánh bắt sẽ có hàng trăm gắp câu với hàng triệu lưỡi câu được thả xuống biển, các đoạn dây câu có thể lên đến 3km.
Loại câu này chỉ bắt được những loại cá da trơn lớn, những cá nhỏ sẽ có thời gian sinh trưởng, tránh việc khai thác quá mức gây ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản.
Nghề câu kiều chỉ đánh bắt được ở những vùng biển cạn cách bờ vài hải lý và nước chảy tương đối yếu.
Nghề này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm từ việc chọn vùng nước có nhiều cá đến thả câu, thu dây câu và đặc biệt là kinh nghiệm sửa lưỡi câu để sao cho sắc nhọn nhất nước chảy lưỡi câu không bị xoắn.
Nghề câu kiều có thể làm được từ 7 đến 9 tháng/năm. Những khi biển động, ngư dân không ra khơi được thì lưỡi câu, dây câu sẽ được ngư dân cuốn vào nhà và gia cố lại đợi đến khi trời êm dịu lại tiếp tục ra khơi đánh bắt.
Anh Nguyễn Nghi (ngụ huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) chia sẻ: “Đánh câu này chủ yếu dính cá ngát, cá đuối,…Các lưỡi câu cách nhau không tới gang tay để cá đi ngang qua là dính…”.
Không cần sắm tàu to, ghe lớn, mỗi xuồng câu chỉ cần một người đi, thăm câu ngoài biển tốn khoảng 3 đến 5 giờ là có thu nhập từ 500 đến một triệu đồng mỗi ngày.
Sau một đêm dài lênh đênh trên biển, những ngư dân làm nghề câu kiều trở về với chiến lợi phẩm đầy ắp cá, ghẹ, mực. Không khí nhộn nhịp làm cho người đánh bắt vơi đi nỗi mệt nhọc, có được khoản tiền kha khá lo cho bữa cơm gia đình.