Nhiều năm qua, 13 hộ dân sống trong ngôi biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi số 8 đường Tăng Bạt Hổ phải sống trong cảnh khổ sở, túng thiếu.Tòa biệt thự cũ này đang xuống cấp trầm trọng, vữa tường bong tróc, ngói cũng bị vỡ khiến nước ngấm vào nhà. Các cánh cửa cũng mục nát, thậm chí không còn.Ngôi biệt thự này có 2 tầng, chia ra 13 phòng dành cho 13 hộ dân sinh sống, trong đó có 6 hộ dân sống ở tầng 2 và 6 hộ dân ở tầng 1, một hộ dân còn lại sống ở gầm cầu thang. Hầu hết một căn phòng ở trong ngôi biệt thự cổ này rộng 20m2. Họ sống ở đó gần 100 năm và đã trải qua nhiều thế hệ khác nhau.Hành lang đi lại trước đây được người dân trưng dụng để phơi quần áo, để xô, chậu... và làm cả nhà vệ sinh. Nằm cách đó không xa, căn biệt thự cũ tại số 3 Điện Biên Phủ (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm) nằm phía sau các hàng quán.Lối đi nhỏ, chật chội nằm sau lưng dãy hàng quán trước đây là khoảng sân của biệt thự, sau đó được chia nhỏ để làm các cửa hàng. Lối đi chung thiếu không khí và ánh sáng, trên tường có từng mảng tường bị bong tróc, chằng chịt dây điện, ống nước. Phần cầu thang đã xuống cấp.Khu tập thể Hàng Bông (đoạn ngã tư Hàng Bông giao với Phủ Doãn) có tổng diện tích khoảng 380m2. Cách đây 80 năm, nơi này từng là một khách sạn cao cấp của người Pháp xây dựng, được dùng làm chỗ nghỉ chân của các bệnh nhân giàu có thời kỳ đó. Về sau, khi đất nước mở cửa, toàn bộ khu này được chia làm hai phần, phần trên là sàn nhảy, bên dưới là hợp tác xã.Nhà nhỏ, cũ, chật hẹp, xuống cấp… nhưng mỗi gia đình ở đây có tới 4 – 5 người sinh sống, có nhà 3 thế hệ cùng ở chung và tất cả đều sử dụng nhà vệ sinh chung.Người trong khu tập thể đưa ra quy định mỗi người chỉ được sử dụng nhà vệ sinh 15 – 20 phút vào buổi sáng. Cứ đến giờ cao điểm, lũ lượt người trong ngõ lại cầm khăn tắm, xà phòng,… đứng trước cửa nhà vệ sinh đợi tới lượt.
Nhiều năm qua, 13 hộ dân sống trong ngôi biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi số 8 đường Tăng Bạt Hổ phải sống trong cảnh khổ sở, túng thiếu.
Tòa biệt thự cũ này đang xuống cấp trầm trọng, vữa tường bong tróc, ngói cũng bị vỡ khiến nước ngấm vào nhà. Các cánh cửa cũng mục nát, thậm chí không còn.
Ngôi biệt thự này có 2 tầng, chia ra 13 phòng dành cho 13 hộ dân sinh sống, trong đó có 6 hộ dân sống ở tầng 2 và 6 hộ dân ở tầng 1, một hộ dân còn lại sống ở gầm cầu thang. Hầu hết một căn phòng ở trong ngôi biệt thự cổ này rộng 20m2. Họ sống ở đó gần 100 năm và đã trải qua nhiều thế hệ khác nhau.
Hành lang đi lại trước đây được người dân trưng dụng để phơi quần áo, để xô, chậu... và làm cả nhà vệ sinh.
Nằm cách đó không xa, căn biệt thự cũ tại số 3 Điện Biên Phủ (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm) nằm phía sau các hàng quán.
Lối đi nhỏ, chật chội nằm sau lưng dãy hàng quán trước đây là khoảng sân của biệt thự, sau đó được chia nhỏ để làm các cửa hàng.
Lối đi chung thiếu không khí và ánh sáng, trên tường có từng mảng tường bị bong tróc, chằng chịt dây điện, ống nước.
Phần cầu thang đã xuống cấp.
Khu tập thể Hàng Bông (đoạn ngã tư Hàng Bông giao với Phủ Doãn) có tổng diện tích khoảng 380m2. Cách đây 80 năm, nơi này từng là một khách sạn cao cấp của người Pháp xây dựng, được dùng làm chỗ nghỉ chân của các bệnh nhân giàu có thời kỳ đó. Về sau, khi đất nước mở cửa, toàn bộ khu này được chia làm hai phần, phần trên là sàn nhảy, bên dưới là hợp tác xã.
Nhà nhỏ, cũ, chật hẹp, xuống cấp… nhưng mỗi gia đình ở đây có tới 4 – 5 người sinh sống, có nhà 3 thế hệ cùng ở chung và tất cả đều sử dụng nhà vệ sinh chung.
Người trong khu tập thể đưa ra quy định mỗi người chỉ được sử dụng nhà vệ sinh 15 – 20 phút vào buổi sáng. Cứ đến giờ cao điểm, lũ lượt người trong ngõ lại cầm khăn tắm, xà phòng,… đứng trước cửa nhà vệ sinh đợi tới lượt.