Càng gần ngày Tết Nguyên đán, nhu cầu chơi hoa lan hồ điệp của người dân thủ đô càng tăng cao. Tại một cửa hàng chuyên bán loại hoa này ở huyện Gia Lâm, những người thợ miệt mài làm việc hết công suất cũng không đủ để trả hàng cho khách.Là người có kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh vực ghép lan hồ điệp, anh Nguyễn Đức Mai (quê Bắc Ninh) cho biết: "Chỉ tính riêng trong hai tháng 11 và 12 âm lịch, tôi Mai đã ghép được khoảng 3.000 bầu hoa lan hồ điệp, có những ngày tôi phải ngồi làm đến 20 tiếng mới kịp hoàn thiện đơn hàng". Với mức tiền công trung bình 15.000-30.000 đồng/bầu, anh bỏ túi gần 60 triệu đồng tiền công.Để ghép được một chậu hoa đẹp, người thợ cắm hoa phải biết cách uốn nắn, sắp xếp và điều chỉnh theo bố cục hợp lý. "Điều này đòi hỏi người thợ cắm hoa phải có kinh nghiệm và mắt thẩm mỹ", anh Mai chia sẻ.Lan hồ điệp là loài hoa rất dễ bị gãy nên khi cắm cũng đòi hỏi sự khéo léo. Anh Mai cho biết: "Một bầu lan chỉ cần bị gãy một bông hoa, nụ hoặc nhánh thôi thì cả bầu đấy xem như bị lỗi, không thể cung cấp cho khách hàng được nữa”.Một bầu lan đạt chuẩn để có thể sử dụng là bầu phải có nhiều hoa và nụ, lá phải xanh, mướt. Toàn bầu đều phải tươi, không xảy ra tình trạng bị dập, nát hoặc héo.Tùy vào sở thích của khách hàng, một chậu lan có thể thêm nhiều tiểu cảnh bằng việc kết hợp đa dạng loại cây khác. Tuy nhiên, hoa lan là loại cây chỉ ưa độ ẩm vừa phải nên trước khi trao tay đến tay khách, nhân viên chăm sóc hoa phải lau chùi cẩn thận, sạch sẽ ngay sau khi xịt nước. Thợ cắm hoa đồng thời cũng phải kiểm tra lại chậu hoa một lần nữa để tránh tình trạng hoa bị xê dịch, từ đó điều chỉnh lại sao cho phù hợp.Đối với anh Mai, dịp Tết Nguyên đán là khoảng thời gian quý báu và đầy cơ hội để rèn luyện tay nghề, tiếp thu nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực lan hồ điệp: “Tôi chủ yếu chỉ được ghép hoa lan nhiều vào dịp Tết, còn ngày thường do khách ít chơi nên tôi chỉ ghép các loại hoa khác”.Với chị Lê Thị Thu Hằng (huyện Gia Lâm), việc giữ chân thợ cắm lan hồ điệp tăng ca làm việc trong dịp cận Tết là điều tối quan trọng. "Đợt cao điểm làm hàng Tết, tôi phải huy động đến 30 nhân viên làm việc, trong đó chỉ có 9 thợ phụ trách cắm hoa".“Đến ngày 24 tháng Chạp, cửa hàng đã chính thức hết hàng, khách có hỏi mua nhưng không còn hàng để bán. Tôi cũng cho nhân viên, thợ cắm hoa về quê”, chị Hằng cho biết thêm.Cũng theo chị Hằng, xu hướng chơi lan của người dân năm nay chủ yếu là những chậu lan nhỏ, có kích thước phù hợp để đặt bàn với giá dao động 2-5 triệu đồng/chậu. "Mặc dù số lượng lan năm nay bán ra bằng năm ngoái nhưng đa phần là những đơn hàng nhỏ lẻ thay vì đơn hàng có giá cả trăm triệu đồng như năm ngoái". Chị Hằng cho biết thêm.
Càng gần ngày Tết Nguyên đán, nhu cầu chơi hoa lan hồ điệp của người dân thủ đô càng tăng cao. Tại một cửa hàng chuyên bán loại hoa này ở huyện Gia Lâm, những người thợ miệt mài làm việc hết công suất cũng không đủ để trả hàng cho khách.
Là người có kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh vực ghép lan hồ điệp, anh Nguyễn Đức Mai (quê Bắc Ninh) cho biết: "Chỉ tính riêng trong hai tháng 11 và 12 âm lịch, tôi Mai đã ghép được khoảng 3.000 bầu hoa lan hồ điệp, có những ngày tôi phải ngồi làm đến 20 tiếng mới kịp hoàn thiện đơn hàng". Với mức tiền công trung bình 15.000-30.000 đồng/bầu, anh bỏ túi gần 60 triệu đồng tiền công.
Để ghép được một chậu hoa đẹp, người thợ cắm hoa phải biết cách uốn nắn, sắp xếp và điều chỉnh theo bố cục hợp lý. "Điều này đòi hỏi người thợ cắm hoa phải có kinh nghiệm và mắt thẩm mỹ", anh Mai chia sẻ.
Lan hồ điệp là loài hoa rất dễ bị gãy nên khi cắm cũng đòi hỏi sự khéo léo. Anh Mai cho biết: "Một bầu lan chỉ cần bị gãy một bông hoa, nụ hoặc nhánh thôi thì cả bầu đấy xem như bị lỗi, không thể cung cấp cho khách hàng được nữa”.
Một bầu lan đạt chuẩn để có thể sử dụng là bầu phải có nhiều hoa và nụ, lá phải xanh, mướt. Toàn bầu đều phải tươi, không xảy ra tình trạng bị dập, nát hoặc héo.
Tùy vào sở thích của khách hàng, một chậu lan có thể thêm nhiều tiểu cảnh bằng việc kết hợp đa dạng loại cây khác. Tuy nhiên, hoa lan là loại cây chỉ ưa độ ẩm vừa phải nên trước khi trao tay đến tay khách, nhân viên chăm sóc hoa phải lau chùi cẩn thận, sạch sẽ ngay sau khi xịt nước. Thợ cắm hoa đồng thời cũng phải kiểm tra lại chậu hoa một lần nữa để tránh tình trạng hoa bị xê dịch, từ đó điều chỉnh lại sao cho phù hợp.
Đối với anh Mai, dịp Tết Nguyên đán là khoảng thời gian quý báu và đầy cơ hội để rèn luyện tay nghề, tiếp thu nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực lan hồ điệp: “Tôi chủ yếu chỉ được ghép hoa lan nhiều vào dịp Tết, còn ngày thường do khách ít chơi nên tôi chỉ ghép các loại hoa khác”.
Với chị Lê Thị Thu Hằng (huyện Gia Lâm), việc giữ chân thợ cắm lan hồ điệp tăng ca làm việc trong dịp cận Tết là điều tối quan trọng. "Đợt cao điểm làm hàng Tết, tôi phải huy động đến 30 nhân viên làm việc, trong đó chỉ có 9 thợ phụ trách cắm hoa".
“Đến ngày 24 tháng Chạp, cửa hàng đã chính thức hết hàng, khách có hỏi mua nhưng không còn hàng để bán. Tôi cũng cho nhân viên, thợ cắm hoa về quê”, chị Hằng cho biết thêm.
Cũng theo chị Hằng, xu hướng chơi lan của người dân năm nay chủ yếu là những chậu lan nhỏ, có kích thước phù hợp để đặt bàn với giá dao động 2-5 triệu đồng/chậu. "Mặc dù số lượng lan năm nay bán ra bằng năm ngoái nhưng đa phần là những đơn hàng nhỏ lẻ thay vì đơn hàng có giá cả trăm triệu đồng như năm ngoái". Chị Hằng cho biết thêm.