Là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên nên việc nhập khẩu, buôn bán cá rồng châu Á ở Mỹ là bất hợp pháp. Thế nhưng, ở nhiều nơi khác trên thế giới, cá rồng là một mặt hàng xa xỉ rất được ưa chuộng và hoàn toàn hợp pháp.Chúng được đánh giá cao bởi các thành viên băng nhóm Yakuza ở Nhật Bản, các ông trùm kinh doanh ở Trung Quốc và các nhà sưu tập cá ở châu Âu. Một mẫu vật nguyên thủy duy nhất có thể đắt hơn siêu xe Ferrari.Ít ai biết, trong nhiều thế kỷ, cá rồng châu Á là một món ăn dân dã phổ biến của người Đông Nam Á.Khi môi trường sống ở vùng đất ngập nước tại Đông Nam Á suy giảm, cá rồng châu Á bắt đầu giảm về số lượng.Vì thế, CITIES - một hiệp ước hạn chế buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng đã phân loại cá rồng châu Á là loài bị đe dọa nhằm cấm buôn bán cá rồng vì mục đích thương mại.Điều này đã biến con cá thành món hàng xa xỉ phiên bản giới hạn. Những kẻ buôn lậu ở Malaysia tuồn cá rồng châu Á vào Đài Loan và Nhật Bản.Trong một nỗ lực ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp này, CITIES cho phép nông dân ở Đông Nam Á nhân giống, thu hoạch và bán cá rồng châu Á một cách hợp pháp.Những thập kỷ sau đó, hàng trăm trang trại nuôi cá rồng mọc lên khắp Indonesia và Malaysia. Và những con cá này đều biến mất khỏi tự nhiên.Cá rồng còn được tin là đem đến sự giàu có và thịnh vượng. Để giữ cho cá có tính thẩm mỹ, các chủ sở hữu không ngại chi tiền “phẫu thuật thẩm mỹ” cho chúng.Chi phí nâng mắt (90 đô la), làm cằm (60 đô la) và chỉnh sửa đuôi (60 đô la).Với mức giá bán trung bình 3000 đô la/con, nhiều trang trại nuôi cá rồng thu về hàng triệu đô la mỗi năm.Một nhà lai tạo ở Malaysia từng bán một trong những con cá rồng bạch tạng vớii giá 300.000 USD (khoảng 6,8 tỷ đồng). Nguồn ảnh: The Hustle, Getty ImageVideo: Loại cá cảnh đáng sợ đang mua bán tràn lan. Nguồn: THDT
Là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên nên việc nhập khẩu, buôn bán cá rồng châu Á ở Mỹ là bất hợp pháp. Thế nhưng, ở nhiều nơi khác trên thế giới, cá rồng là một mặt hàng xa xỉ rất được ưa chuộng và hoàn toàn hợp pháp.
Chúng được đánh giá cao bởi các thành viên băng nhóm Yakuza ở Nhật Bản, các ông trùm kinh doanh ở Trung Quốc và các nhà sưu tập cá ở châu Âu. Một mẫu vật nguyên thủy duy nhất có thể đắt hơn siêu xe Ferrari.
Ít ai biết, trong nhiều thế kỷ, cá rồng châu Á là một món ăn dân dã phổ biến của người Đông Nam Á.
Khi môi trường sống ở vùng đất ngập nước tại Đông Nam Á suy giảm, cá rồng châu Á bắt đầu giảm về số lượng.
Vì thế, CITIES - một hiệp ước hạn chế buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng đã phân loại cá rồng châu Á là loài bị đe dọa nhằm cấm buôn bán cá rồng vì mục đích thương mại.
Điều này đã biến con cá thành món hàng xa xỉ phiên bản giới hạn. Những kẻ buôn lậu ở Malaysia tuồn cá rồng châu Á vào Đài Loan và Nhật Bản.
Trong một nỗ lực ngăn chặn hoạt động buôn bán bất hợp pháp này, CITIES cho phép nông dân ở Đông Nam Á nhân giống, thu hoạch và bán cá rồng châu Á một cách hợp pháp.
Những thập kỷ sau đó, hàng trăm trang trại nuôi cá rồng mọc lên khắp Indonesia và Malaysia. Và những con cá này đều biến mất khỏi tự nhiên.
Cá rồng còn được tin là đem đến sự giàu có và thịnh vượng. Để giữ cho cá có tính thẩm mỹ, các chủ sở hữu không ngại chi tiền “phẫu thuật thẩm mỹ” cho chúng.
Chi phí nâng mắt (90 đô la), làm cằm (60 đô la) và chỉnh sửa đuôi (60 đô la).
Với mức giá bán trung bình 3000 đô la/con, nhiều trang trại nuôi cá rồng thu về hàng triệu đô la mỗi năm.
Một nhà lai tạo ở Malaysia từng bán một trong những con cá rồng bạch tạng vớii giá 300.000 USD (khoảng 6,8 tỷ đồng). Nguồn ảnh: The Hustle, Getty Image
Video: Loại cá cảnh đáng sợ đang mua bán tràn lan. Nguồn: THDT