Hàng chục ghe, thuyền của người dân ở các huyện Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đỗ về ngã ba sông Hàn (Đà Nẵng) để lặn bắt vẹm đen. Vài tháng trở lại đây, nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh lùng mua vẹm với giá từ 8.000 đồng/kg.Đây là nơi có nhiều vẹm đen nhất ở dòng sông này nên thu hút đông người đổ về đánh bắt. Trước khi lặn, người thợ đeo một sợi dây xích to để dễ chìm xuống độ sâu.Ngư dân thường dùng một chiếc ghe nhỏ để ra giữa sông bắt vẹm. Chiếc ghe này có 4 thành viên, đều là người dân tộc Cơ Tu. Bình quân mỗi hộ dân kiếm được 10 bao vẹm/ngày (mỗi bao 50 kg), thu nhập từ 1-2 triệu đồng/người.Theo kinh nghiệm của ngư dân, chu kỳ sinh trưởng của loài vẹm đen chỉ trong vài tháng. Những người thợ tranh thủ mùa vụ để khai thác. Anh Alang Cương cho biết không phải dân sông nước nhưng làm lâu quen tay và rất khéo léo trong việc đánh bắt vẹm.Trong ảnh là vợ chồng anh Trần Xuân Chương (quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Anh chị tới Đà Nẵng từ tháng 2, thuê nhà trọ ở qua đêm để theo đuổi công việc này mưu sinh.Các ngư dân đánh bắt vẹm tù đây cũng trở thành những thợ lặn lành nghề. Họ dùng bình khí oxy để thở và có thể ở dưới nước vài giờ đồng hồ.Trong khi chờ thành viên khác lặn ngụp phía dưới bắt vẹm, người ngồi trên ghe tranh thủ ăn trưa.Tại đây có cả những chiếc thuyền lớn tới đánh bắt vẹm đen. Sau mỗi ngày, họ chở về bến đầy ắp những thùng "sản phẩm" vừa thu lượm được.Vẹm sống trong bùn nước lợ nên khi cho vào bao người ta phải đánh sạch bùn ngay tại chỗ. Vẹm sẽ được được thu mua để làm thức ăn cho các bè nuôi tôm hùm hoặc sản xuất thức ăn gia súc.Vẹm đen (gọi theo người dân địa phương) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Vẹm đen to bằng ngón tay trỏ, vỏ màu đen, bám thành chùm trên vách đá, cọc tre vùng nước ngọt và lợ quanh vùng cửa sông. Gần đây loài này xuất hiện nhiều, được thương lái lùng mua giá khá cao.Kết thúc buổi tìm bắt vẹm, người thợ rửa mặt ngay tại khu vực mình vừa lặn. Ở nhiều địa phương phía nam, các vùng vịnh, cửa sông nước lợ ngư dân thường cắm cọc tre để ươm vẹm, vừa làm sạch môi trường nước, vừa làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản tại chỗ. Việc sinh sôi cũng như thương lái thu mua loài vẹm đen ở địa phương mở ra triển vọng mới cho ngư dân.
Hàng chục ghe, thuyền của người dân ở các huyện Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đỗ về ngã ba sông Hàn (Đà Nẵng) để lặn bắt vẹm đen. Vài tháng trở lại đây, nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh lùng mua vẹm với giá từ 8.000 đồng/kg.
Đây là nơi có nhiều vẹm đen nhất ở dòng sông này nên thu hút đông người đổ về đánh bắt. Trước khi lặn, người thợ đeo một sợi dây xích to để dễ chìm xuống độ sâu.
Ngư dân thường dùng một chiếc ghe nhỏ để ra giữa sông bắt vẹm. Chiếc ghe này có 4 thành viên, đều là người dân tộc Cơ Tu. Bình quân mỗi hộ dân kiếm được 10 bao vẹm/ngày (mỗi bao 50 kg), thu nhập từ 1-2 triệu đồng/người.
Theo kinh nghiệm của ngư dân, chu kỳ sinh trưởng của loài vẹm đen chỉ trong vài tháng. Những người thợ tranh thủ mùa vụ để khai thác. Anh Alang Cương cho biết không phải dân sông nước nhưng làm lâu quen tay và rất khéo léo trong việc đánh bắt vẹm.
Trong ảnh là vợ chồng anh Trần Xuân Chương (quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Anh chị tới Đà Nẵng từ tháng 2, thuê nhà trọ ở qua đêm để theo đuổi công việc này mưu sinh.
Các ngư dân đánh bắt vẹm tù đây cũng trở thành những thợ lặn lành nghề. Họ dùng bình khí oxy để thở và có thể ở dưới nước vài giờ đồng hồ.
Trong khi chờ thành viên khác lặn ngụp phía dưới bắt vẹm, người ngồi trên ghe tranh thủ ăn trưa.
Tại đây có cả những chiếc thuyền lớn tới đánh bắt vẹm đen. Sau mỗi ngày, họ chở về bến đầy ắp những thùng "sản phẩm" vừa thu lượm được.
Vẹm sống trong bùn nước lợ nên khi cho vào bao người ta phải đánh sạch bùn ngay tại chỗ. Vẹm sẽ được được thu mua để làm thức ăn cho các bè nuôi tôm hùm hoặc sản xuất thức ăn gia súc.
Vẹm đen (gọi theo người dân địa phương) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Vẹm đen to bằng ngón tay trỏ, vỏ màu đen, bám thành chùm trên vách đá, cọc tre vùng nước ngọt và lợ quanh vùng cửa sông. Gần đây loài này xuất hiện nhiều, được thương lái lùng mua giá khá cao.
Kết thúc buổi tìm bắt vẹm, người thợ rửa mặt ngay tại khu vực mình vừa lặn. Ở nhiều địa phương phía nam, các vùng vịnh, cửa sông nước lợ ngư dân thường cắm cọc tre để ươm vẹm, vừa làm sạch môi trường nước, vừa làm thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản tại chỗ. Việc sinh sôi cũng như thương lái thu mua loài vẹm đen ở địa phương mở ra triển vọng mới cho ngư dân.