Yêu thích bản sắc văn hóa, màu sắc truyền thống của làng quê vùng cao, cùng với gốm làng Bát Tràng - nơi sinh ra, kiến trúc sư đã tạo nên một ngôi nhà độc đáo tại Bát Tràng (Hà Nội).Ngoài yêu cầu về kiến trúc tiết kiệm năng lượng, công trình còn tạo ra không gian sống, học tập và trải nghiệm đa dạng cho trẻ em, gần gũi với thiên nhiên. Căn nhà được làm bằng các vật liệu gồm: trần tre, mành tre, vải thổ cẩm dân tộc Thái, Mường, cửa ra vào của người Dao Đen (ô cửa sổ của người Dao Đen), bê tông nền, gạch men, gạch thông gió làng nghề truyền thống.Tầng 1 bao gồm khoảng sân thông thoáng phía trước, không gian đệm tránh khói bụi và tiếng ồn. Sau đó là phòng khách thông với bếp và kết thúc là giếng trời thông gió lấy ánh sáng tự nhiên.Cửa sổ ngang cao hơn 2m ở tầng đầu tiên lấy ánh sáng và thông gió đồng thời giảm thiểu bụi và tiếng ồn.Toàn bộ khu vực sinh hoạt được bao phủ bởi một trần tre. Phòng ngủ bố trí nằm trên tầng hai. Phòng ngủ của các con được thiết kế đa chức năng, vừa có thể là không gian sinh hoạt chung của gia đình vừa là nơi học tập của các con.Tại tầng 3 trung tâm của không gian là phòng thờ nhìn ra ban công rộng, 2 bên là phòng ngủ và phòng làm việc.Sân thượng là không gian lưu giữ kỷ niệm cho trẻ nhỏ với khoảng sân trải sỏi tự nhiên.Hàng ngày, trẻ sẽ được tham gia các hoạt động tương tác trên sân thượng như: trồng và chăm sóc cây xanh, trò chơi sáng tạo với những ngôi nhà bằng đá cuội, ngăn cách chúng với điện thoại thông minh, iPad, ti vi...Hai giếng trời kết hợp với cửa sổ tinh tế giúp tất cả các phòng đều có ánh sáng tự nhiên, và mỗi nhà vệ sinh đều có hai cửa sổ.Tường xây bằng gạch bê tông nhẹ giúp cách nhiệt tối đa. Cùng với đó, việc trồng cây xanh theo mảng lớn tán rộng trên mái cũng góp phần làm giảm lượng nhiệt truyền vào không gian nhà. Nguồn ảnh: Nguyen Duy ThanhVideo: Nhà 25m2- cơ hội có nhà cho nhiều người? Nguồn: VTV24
Yêu thích bản sắc văn hóa, màu sắc truyền thống của làng quê vùng cao, cùng với gốm làng Bát Tràng - nơi sinh ra, kiến trúc sư đã tạo nên một ngôi nhà độc đáo tại Bát Tràng (Hà Nội).
Ngoài yêu cầu về kiến trúc tiết kiệm năng lượng, công trình còn tạo ra không gian sống, học tập và trải nghiệm đa dạng cho trẻ em, gần gũi với thiên nhiên.
Căn nhà được làm bằng các vật liệu gồm: trần tre, mành tre, vải thổ cẩm dân tộc Thái, Mường, cửa ra vào của người Dao Đen (ô cửa sổ của người Dao Đen), bê tông nền, gạch men, gạch thông gió làng nghề truyền thống.
Tầng 1 bao gồm khoảng sân thông thoáng phía trước, không gian đệm tránh khói bụi và tiếng ồn. Sau đó là phòng khách thông với bếp và kết thúc là giếng trời thông gió lấy ánh sáng tự nhiên.
Cửa sổ ngang cao hơn 2m ở tầng đầu tiên lấy ánh sáng và thông gió đồng thời giảm thiểu bụi và tiếng ồn.
Toàn bộ khu vực sinh hoạt được bao phủ bởi một trần tre. Phòng ngủ bố trí nằm trên tầng hai. Phòng ngủ của các con được thiết kế đa chức năng, vừa có thể là không gian sinh hoạt chung của gia đình vừa là nơi học tập của các con.
Tại tầng 3 trung tâm của không gian là phòng thờ nhìn ra ban công rộng, 2 bên là phòng ngủ và phòng làm việc.
Sân thượng là không gian lưu giữ kỷ niệm cho trẻ nhỏ với khoảng sân trải sỏi tự nhiên.
Hàng ngày, trẻ sẽ được tham gia các hoạt động tương tác trên sân thượng như: trồng và chăm sóc cây xanh, trò chơi sáng tạo với những ngôi nhà bằng đá cuội, ngăn cách chúng với điện thoại thông minh, iPad, ti vi...
Hai giếng trời kết hợp với cửa sổ tinh tế giúp tất cả các phòng đều có ánh sáng tự nhiên, và mỗi nhà vệ sinh đều có hai cửa sổ.
Tường xây bằng gạch bê tông nhẹ giúp cách nhiệt tối đa. Cùng với đó, việc trồng cây xanh theo mảng lớn tán rộng trên mái cũng góp phần làm giảm lượng nhiệt truyền vào không gian nhà. Nguồn ảnh: Nguyen Duy Thanh
Video: Nhà 25m2- cơ hội có nhà cho nhiều người? Nguồn: VTV24