Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 đang đến gần. Tại các hệ thống siêu thị ở Hà Nội đã đồng loạt trưng bày những kệ hàng Tết với ngập tràn sắc đỏ, vàng nổi bật.Theo khảo sát của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại một siêu thị lớn nằm trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), loạt hàng hóa được sản xuất riêng cho mùa Tết như bánh kẹo, mứt Tết, đồ uống, thực phẩm… đã đồng loạt được trưng bày lên kệ. Hầu hết các mặt hàng bánh kẹo Tết đều đang được siêu thị giảm giá.Giỏ quà Tết cũng khá đa dạng về mẫu mã. Mức giá cho mỗi giỏ quà giao động từ vài trăm cho đến trên dưới 1 triệu đồng. Được biết, dịp Tết 2023, siêu thị MM Mega Market Việt Nam có kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20-30% so với Tết 2022 và tăng 40-50% so với những tháng bình thường. Nguồn hàng lớn được cung cấp từ các doanh nghiệp trong nước.Tương tự, tại một siêu thị lớn khác nằm trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội), các sản phẩm giỏ quà Tết hiện cũng được bày bán ngập tràn các gian hàng.Giỏ quà Tết tại siêu thị này cũng có nhiều phân khúc giá cả từ bình dân cho đến “sang chảnh” để khách hàng lựa chọn.Các sản phẩm trong giỏ quà Tết đều là những sản phẩm thương hiệu, hoặc đặc sản vùng miền, được thiết kế sang trọng, lịch sự.Nhiều mẫu sản phẩm giỏ quà Tết khác cũng được giới thiệu đến người tiêu dùng.Tết năm nay, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát,… đều đặt mục tiêu sản lượng, doanh số cao.Nhận định từ một số chuyên gia, Tết Dương lịch và và Tết Nguyên đán 2023 là năm đầu tiên sau thời gian dài dịch COVID-19, vì vậy, sức mua sẽ khả quan và có xu hướng tăng mạnh so với hai năm trước đó.Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ với báo chí rằng, năm 2022, kinh tế Thủ đô được phục hồi, ổn định, đời sống người dân được cải thiện, nên dịp cuối năm nay và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu mua sắm sẽ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng giá trị hàng hóa trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 39.500 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.Các gian hàng bánh kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, mứt truyền thống khác… thu hút nhiều người mua sắm.Các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu khá dồi dào, giá cả ổn định.Các sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích".Sở Công Thương đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp các mặt hàng phục vụ Tết có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng tối thiểu ít nhất 30% ngoài kế hoạch của thành phố giao.Sản phẩm bánh kẹo "ngoại" cũng được trưng bày lên kệ để khách hàng lựa chọn.Giá các sản phẩm bánh kẹo "ngoại" cũng vừa phải.
Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023 đang đến gần. Tại các hệ thống siêu thị ở Hà Nội đã đồng loạt trưng bày những kệ hàng Tết với ngập tràn sắc đỏ, vàng nổi bật.
Theo khảo sát của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tại một siêu thị lớn nằm trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội), loạt hàng hóa được sản xuất riêng cho mùa Tết như bánh kẹo, mứt Tết, đồ uống, thực phẩm… đã đồng loạt được trưng bày lên kệ. Hầu hết các mặt hàng bánh kẹo Tết đều đang được siêu thị giảm giá.
Giỏ quà Tết cũng khá đa dạng về mẫu mã. Mức giá cho mỗi giỏ quà giao động từ vài trăm cho đến trên dưới 1 triệu đồng. Được biết, dịp Tết 2023, siêu thị MM Mega Market Việt Nam có kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20-30% so với Tết 2022 và tăng 40-50% so với những tháng bình thường. Nguồn hàng lớn được cung cấp từ các doanh nghiệp trong nước.
Tương tự, tại một siêu thị lớn khác nằm trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội), các sản phẩm giỏ quà Tết hiện cũng được bày bán ngập tràn các gian hàng.
Giỏ quà Tết tại siêu thị này cũng có nhiều phân khúc giá cả từ bình dân cho đến “sang chảnh” để khách hàng lựa chọn.
Các sản phẩm trong giỏ quà Tết đều là những sản phẩm thương hiệu, hoặc đặc sản vùng miền, được thiết kế sang trọng, lịch sự.
Nhiều mẫu sản phẩm giỏ quà Tết khác cũng được giới thiệu đến người tiêu dùng.
Tết năm nay, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát,… đều đặt mục tiêu sản lượng, doanh số cao.
Nhận định từ một số chuyên gia, Tết Dương lịch và và Tết Nguyên đán 2023 là năm đầu tiên sau thời gian dài dịch COVID-19, vì vậy, sức mua sẽ khả quan và có xu hướng tăng mạnh so với hai năm trước đó.
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ với báo chí rằng, năm 2022, kinh tế Thủ đô được phục hồi, ổn định, đời sống người dân được cải thiện, nên dịp cuối năm nay và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu mua sắm sẽ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng giá trị hàng hóa trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 39.500 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Các gian hàng bánh kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, mứt truyền thống khác… thu hút nhiều người mua sắm.
Các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu khá dồi dào, giá cả ổn định.
Các sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích".
Sở Công Thương đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp các mặt hàng phục vụ Tết có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng tối thiểu ít nhất 30% ngoài kế hoạch của thành phố giao.
Sản phẩm bánh kẹo "ngoại" cũng được trưng bày lên kệ để khách hàng lựa chọn.
Giá các sản phẩm bánh kẹo "ngoại" cũng vừa phải.