Lâu nay, các loài động vật có nọc độc thường được mô tả là những sinh vật gớm ghiếc, có hại.Tuy nhiên, xét trên khía cạnh y học, chúng là nguồn dược liệu có giá trị cao. Bên cạnh đó, nhiều loài còn là thức ăn bổ dưỡng.Do đó, nghề nuôi những loài “động vật tử thần” này là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả lớn, thu nhập cao ở Việt Nam.Nuôi rắn là một nghề ẩn chứa cực nhiều nguy hiểm và rủi ro, thậm chí đây còn được coi là nghề "tử thần". Nhưng cũng chính nghề "độc" ấy đã làm giàu cho rất nhiều người ở Việt Nam.Một người nuôi rắn ở Quảng Bình cho biết, tính bình quân, sau khi trừ các khoản chi phí đầu vào, họ thu về từ 80 - 100 triệu đồng/năm từ rắn.Để tạo ra 1kg rắn thịt thương phẩm, người nuôi chỉ tốn khoảng 450.000 đồng tiền thức ăn và con giống.Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn thức ăn thì sau khoảng 10 - 12 tháng, rắn có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con.Hiện tại trên thị trường, rắn hổ mang có giá bán 800.000 đồng/kg, rắn hổ trâu 1,2 triệu đồng/kg.Trung bình mỗi ngày, các quán nhậu tiêu thụ từ 4 - 5kg rắn thương phẩm.Ngoài rắn thì bọ cạp cũng là loài côn trùng có thể chế biến thành đặc sản và có giá trị dược liệu rất cao.Hiện tại, bọ cạp có giá bán buôn dao động từ 400.000 đến 450.000 đồng/kg. Theo các nghiên cứu Y học hiện nay, bọ cạp rất giàu protein, calcium và acid amin.Do đó, bọ cạp được nhiều nhà hàng thu mua để chế biến thành món ăn. Những thực đơn làm từ loài kịch độc này rất dễ thu hút thực khách. Một trang trại nuôi côn trùng cho biết, trung bình mỗi tháng họ xuất ra thị trường khoảng khoảng 2 - 3 tạ bọ cạp.1 kg bọ cap có trung bình từ 90 – 110 con. Bọ cạp con mới đẻ nuôi đến hơn 2 tháng là đã có thể xuất thịt thương phẩm. Cho tới nay, người ta vẫn chưa xác định được tuổi thọ tối đa của bọ cạp. Thông thường, chúng có tuổi thọ từ 4 cho tới 40 năm. Tất cả bọ cạp đều có nọc độc, nọc này có thể gây ra các phản ứng đau, sưng phồng hoặc tê cứng nếu bị cắn.Rết (ngô công) là loài côn trùng được sử dụng để điều chế các bài thuốc quý. Những năm gần đây, do nhu cầu bắt rết để làm thuốc, làm thức ăn cho chim, cá cảnh hoặc để xuất khẩu tăng cao nên lượng rết ngày một suy giảm. Vì thế, nhiều trang trại nuôi côn trùng đã kết hợp nuôi rết để đáp ứng nhu cầu thị trường.Đây là loài côn trùng dễ nuôi, đẻ nhiều. Rết đạt 6 tháng tuổi thì bắt đầu sinh sản, một lần khoảng 150 trứng. Khi rết cái sinh sản thường đào hang sâu và sau 40 ngày thì nở thành rết con. Thức ăn cho rết chủ yếu là các loài côn trùng nhỏ như dế, sâu hoặc có thể là thịt sống. Trên thị trường, rết được bán theo con. Loại dài từ 17cm trở lên có giá 15.000 – 20.000đ/con, rết chúa được bán với giá 30.000/con.
Lâu nay, các loài động vật có nọc độc thường được mô tả là những sinh vật gớm ghiếc, có hại.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh y học, chúng là nguồn dược liệu có giá trị cao. Bên cạnh đó, nhiều loài còn là thức ăn bổ dưỡng.
Do đó, nghề nuôi những loài “động vật tử thần” này là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả lớn, thu nhập cao ở Việt Nam.
Nuôi rắn là một nghề ẩn chứa cực nhiều nguy hiểm và rủi ro, thậm chí đây còn được coi là nghề "tử thần". Nhưng cũng chính nghề "độc" ấy đã làm giàu cho rất nhiều người ở Việt Nam.
Một người nuôi rắn ở Quảng Bình cho biết, tính bình quân, sau khi trừ các khoản chi phí đầu vào, họ thu về từ 80 - 100 triệu đồng/năm từ rắn.
Để tạo ra 1kg rắn thịt thương phẩm, người nuôi chỉ tốn khoảng 450.000 đồng tiền thức ăn và con giống.
Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn thức ăn thì sau khoảng 10 - 12 tháng, rắn có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con.
Hiện tại trên thị trường, rắn hổ mang có giá bán 800.000 đồng/kg, rắn hổ trâu 1,2 triệu đồng/kg.
Trung bình mỗi ngày, các quán nhậu tiêu thụ từ 4 - 5kg rắn thương phẩm.
Ngoài rắn thì bọ cạp cũng là loài côn trùng có thể chế biến thành đặc sản và có giá trị dược liệu rất cao.
Hiện tại, bọ cạp có giá bán buôn dao động từ 400.000 đến 450.000 đồng/kg. Theo các nghiên cứu Y học hiện nay, bọ cạp rất giàu protein, calcium và acid amin.
Do đó, bọ cạp được nhiều nhà hàng thu mua để chế biến thành món ăn. Những thực đơn làm từ loài kịch độc này rất dễ thu hút thực khách. Một trang trại nuôi côn trùng cho biết, trung bình mỗi tháng họ xuất ra thị trường khoảng khoảng 2 - 3 tạ bọ cạp.
1 kg bọ cap có trung bình từ 90 – 110 con. Bọ cạp con mới đẻ nuôi đến hơn 2 tháng là đã có thể xuất thịt thương phẩm. Cho tới nay, người ta vẫn chưa xác định được tuổi thọ tối đa của bọ cạp. Thông thường, chúng có tuổi thọ từ 4 cho tới 40 năm. Tất cả bọ cạp đều có nọc độc, nọc này có thể gây ra các phản ứng đau, sưng phồng hoặc tê cứng nếu bị cắn.
Rết (ngô công) là loài côn trùng được sử dụng để điều chế các bài thuốc quý. Những năm gần đây, do nhu cầu bắt rết để làm thuốc, làm thức ăn cho chim, cá cảnh hoặc để xuất khẩu tăng cao nên lượng rết ngày một suy giảm. Vì thế, nhiều trang trại nuôi côn trùng đã kết hợp nuôi rết để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đây là loài côn trùng dễ nuôi, đẻ nhiều. Rết đạt 6 tháng tuổi thì bắt đầu sinh sản, một lần khoảng 150 trứng. Khi rết cái sinh sản thường đào hang sâu và sau 40 ngày thì nở thành rết con. Thức ăn cho rết chủ yếu là các loài côn trùng nhỏ như dế, sâu hoặc có thể là thịt sống. Trên thị trường, rết được bán theo con. Loại dài từ 17cm trở lên có giá 15.000 – 20.000đ/con, rết chúa được bán với giá 30.000/con.