Trước kia, cá thát lát có đầy ở các miền quê nhưng hầu như không ai ăn, chủ yếu làm thức ăn cho lợn. Ảnh: InternetLoại cá này có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng, dài 400 mm, nặng 500 g, trung bình khoảng 200 g. Ảnh: InternetTừ loại cá bị chê lên chê xuống, không có giá trị, ngày nay cá thát lát thành đặc sản giá đắt đỏ. Một số nơi như Hậu Giang đã nhân giống và nuôi cá thát lát mang lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: InternetTrên thị trường, khô cá thát lát hay chả cá thát lát, cá thát lát tẩm gia vị... có giá bán lên tới 330.000 đồng/kg. Ảnh: ShopeeKhông những vậy, cá thát lát Hậu Giang còn được xuất ngoại, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Ảnh: InternetXưa kia, cá cháo (hay cá khoai) chỉ đánh bắt về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, cá khoai được thị trường ưa chuộng, thương lái thu mua nhập cho nhà hàng, khách sạn...Ảnh: BaophunuVào mùa (từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau), ngư dân lại tấp nập ra khơi đánh bắt cá cháo. Ảnh: BaophunuMỗi ngày ra khơi khoảng 4 tiếng, một thuyền gồm 3 lao động có thể bắt được 20 - 50kg cá cháo. Nếu may mắn có thể thu về gần 100kg trong một buổi. Ảnh: BaophunuCá cháo đắt hàng nên thương lái phải cạnh tranh trả giá để mua được nhiều hơn. Cá cháo được thương lái thu mua ngay tại bến từ 70.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: BaophunuCá lẹp kích thước nhỏ, thân mình lép kẹp được đánh bắt tại bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình). Loài cá này thịt nhão nên khi xưa bị chê, chỉ cho lợn ăn. Ảnh: PhunuVietnamHiện nay, người dân các tỉnh miền biển làm cá lẹp phơi khô hoặc mắm cá lẹp, vừa ngon vừa hấp dẫn. Ảnh: PhunuVietnamTrên thị trường, khô cá lẹp giá khoảng 140.000 đồng/kg, được nhiều khách hàng tìm mua. Ảnh: MiaThực hư hạt dẻ được quảng cáo là đặc sản Trùng Khánh, Cao Bằng. Nguồn: VTV24
Trước kia, cá thát lát có đầy ở các miền quê nhưng hầu như không ai ăn, chủ yếu làm thức ăn cho lợn. Ảnh: Internet
Loại cá này có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng, dài 400 mm, nặng 500 g, trung bình khoảng 200 g. Ảnh: Internet
Từ loại cá bị chê lên chê xuống, không có giá trị, ngày nay cá thát lát thành đặc sản giá đắt đỏ. Một số nơi như Hậu Giang đã nhân giống và nuôi cá thát lát mang lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Internet
Trên thị trường, khô cá thát lát hay chả cá thát lát, cá thát lát tẩm gia vị... có giá bán lên tới 330.000 đồng/kg. Ảnh: Shopee
Không những vậy, cá thát lát Hậu Giang còn được xuất ngoại, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Ảnh: Internet
Xưa kia, cá cháo (hay cá khoai) chỉ đánh bắt về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, cá khoai được thị trường ưa chuộng, thương lái thu mua nhập cho nhà hàng, khách sạn...Ảnh: Baophunu
Vào mùa (từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau), ngư dân lại tấp nập ra khơi đánh bắt cá cháo. Ảnh: Baophunu
Mỗi ngày ra khơi khoảng 4 tiếng, một thuyền gồm 3 lao động có thể bắt được 20 - 50kg cá cháo. Nếu may mắn có thể thu về gần 100kg trong một buổi. Ảnh: Baophunu
Cá cháo đắt hàng nên thương lái phải cạnh tranh trả giá để mua được nhiều hơn. Cá cháo được thương lái thu mua ngay tại bến từ 70.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: Baophunu
Cá lẹp kích thước nhỏ, thân mình lép kẹp được đánh bắt tại bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình). Loài cá này thịt nhão nên khi xưa bị chê, chỉ cho lợn ăn. Ảnh: PhunuVietnam
Hiện nay, người dân các tỉnh miền biển làm cá lẹp phơi khô hoặc mắm cá lẹp, vừa ngon vừa hấp dẫn. Ảnh: PhunuVietnam
Trên thị trường, khô cá lẹp giá khoảng 140.000 đồng/kg, được nhiều khách hàng tìm mua. Ảnh: Mia