Những xác chết lật quan tài, quay trở về nhà chắc chắn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai, nhưng chuyện này diễn ra thật, rất quen thuộc đối với người Toraja ở Indonesia. Với họ, chuyện những thây ma biết đi đã trở thành tín ngưỡng tâm linh.Đây là nghi thức, tập tục mai táng kỳ lạ có từ lâu đời của bộ tộc Toraja tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Người Toraja bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài từ xa xưa bởi những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường.Từ 1905, các nhà khoa học tìm thấy những xác người còn nguyên vẹn, không bị phân hủy ở vùng đất này. Đặc biệt xác người không hề được tẩm ướp bất cứ một loại hóa chất nào, khác hẳn phương pháp ướp xác được biết đến của người Ai Cập cổ đại.Theo người dân địa phương, cách thức chôn cất độc đáo của người Tana Toraja cùng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt có thể là một trong những nguyên nhân lý giải việc tại sao việc thây ma biết đi lại chỉ có duy nhất ở vùng Mamasa, Indonesia.Khi một người trong làng qua đời, thi thể của họ sẽ được bọc bằng quần áo trước khi đặt vào quan tài. Sau đó, những người đàn ông sẽ khiêng chiếc quan tài ra nơi chôn cất của bộ lạc.Nghĩa địa người Tana Toraja nằm cheo leo trên những vách núi đá vôi. Người ta đục thành những ô vuông ăn sâu bên trong đá, đủ dài và rộng để vừa một chiếc quan tài. Khi an táng ai đó, người dân dùng thang tre để bắc lên những khoang mộ trên vách núi và sau đó phải cần tới 4 đến 5 người mới có thể vận chuyển thi thể người quá cố lên vách núi thẳng đứng.Những xác chết trong quan tài không bị phân hủy mà khô quắt lại như một xác ướp. Nhiều xác chết bước ra khỏi quan tài sau nhiều năm vẫn còn lông mi, lông mày, tóc và khuôn mặt hầu như không bị biến dạng hay thay đổi nhiều. Theo niềm tin của người trong bộ tộc, người chết phải quay trở về ngôi làng nơi anh ta được sinh ra để gặp mặt những người thân.Người chết phải tự thực hiện hành trình trở về nhà, bất chấp quãng đường đó xa hay gần. Sau khi được “làm phép”, xác chết có thể đi lại bình thường. Những thây ma di chuyển một cách cứng nhắc, trông giống như một rô-bốt và khuôn mặt dường như không biểu lộ bất cứ cảm xúc gì. Nếu một ai đó nói chuyện trực tiếp với xác chết, xác chết sẽ ngã xuống và không thể tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà nữa. Để hạn chế rủi ro, các thầy phù thủy thường tìm những con đường vắng vẻ, gần như không có người qua lại để các xác chết có thể tự do đi lại mà không bị làm phiền.Bí ẩn việc làm cách nào mà phù thủy Toraja có thể khiến những xác chết đi lại và nhận biết được nhà của mình để trở về đến nay vẫn chưa được giải. Lý giải hợp lý nhất là việc các thầy phù thủy đã sử dụng một loại chất độc dạng bột nhằm đưa người chết sống trở lại trong trạng thái vô thức, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, loại bột này được cho là chất cực độc đối với người sống do được chiết xuất từ những loài động vật rất độc trong tự nhiên như cá nóc, bọ cạp, nhện độc… Những chất này cũng được cho là tồn tại ở da và nội tạng của con sa giông, cóc, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh… Khi chất bột này được “thổi” vào những xác chết, nó sẽ kích thích hệ thần kinh đã chết hoạt động trở lại một cách vô thức như một cái máy. Tuy nhiên, thực hư ra sao, có lẽ chỉ những phù thủy người Tana Toraja mới có câu trả lời xác đáng nhất. Mời quý vị xem video: Ly kỳ chuyện người chết đi sống lại
Những xác chết lật quan tài, quay trở về nhà chắc chắn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai, nhưng chuyện này diễn ra thật, rất quen thuộc đối với người Toraja ở Indonesia. Với họ, chuyện những thây ma biết đi đã trở thành tín ngưỡng tâm linh.
Đây là nghi thức, tập tục mai táng kỳ lạ có từ lâu đời của bộ tộc Toraja tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Người Toraja bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài từ xa xưa bởi những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường.
Từ 1905, các nhà khoa học tìm thấy những xác người còn nguyên vẹn, không bị phân hủy ở vùng đất này. Đặc biệt xác người không hề được tẩm ướp bất cứ một loại hóa chất nào, khác hẳn phương pháp ướp xác được biết đến của người Ai Cập cổ đại.
Theo người dân địa phương, cách thức chôn cất độc đáo của người Tana Toraja cùng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt có thể là một trong những nguyên nhân lý giải việc tại sao việc thây ma biết đi lại chỉ có duy nhất ở vùng Mamasa, Indonesia.
Khi một người trong làng qua đời, thi thể của họ sẽ được bọc bằng quần áo trước khi đặt vào quan tài. Sau đó, những người đàn ông sẽ khiêng chiếc quan tài ra nơi chôn cất của bộ lạc.
Nghĩa địa người Tana Toraja nằm cheo leo trên những vách núi đá vôi. Người ta đục thành những ô vuông ăn sâu bên trong đá, đủ dài và rộng để vừa một chiếc quan tài. Khi an táng ai đó, người dân dùng thang tre để bắc lên những khoang mộ trên vách núi và sau đó phải cần tới 4 đến 5 người mới có thể vận chuyển thi thể người quá cố lên vách núi thẳng đứng.
Những xác chết trong quan tài không bị phân hủy mà khô quắt lại như một xác ướp. Nhiều xác chết bước ra khỏi quan tài sau nhiều năm vẫn còn lông mi, lông mày, tóc và khuôn mặt hầu như không bị biến dạng hay thay đổi nhiều. Theo niềm tin của người trong bộ tộc, người chết phải quay trở về ngôi làng nơi anh ta được sinh ra để gặp mặt những người thân.
Người chết phải tự thực hiện hành trình trở về nhà, bất chấp quãng đường đó xa hay gần. Sau khi được “làm phép”, xác chết có thể đi lại bình thường. Những thây ma di chuyển một cách cứng nhắc, trông giống như một rô-bốt và khuôn mặt dường như không biểu lộ bất cứ cảm xúc gì. Nếu một ai đó nói chuyện trực tiếp với xác chết, xác chết sẽ ngã xuống và không thể tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà nữa. Để hạn chế rủi ro, các thầy phù thủy thường tìm những con đường vắng vẻ, gần như không có người qua lại để các xác chết có thể tự do đi lại mà không bị làm phiền.
Bí ẩn việc làm cách nào mà phù thủy Toraja có thể khiến những xác chết đi lại và nhận biết được nhà của mình để trở về đến nay vẫn chưa được giải. Lý giải hợp lý nhất là việc các thầy phù thủy đã sử dụng một loại chất độc dạng bột nhằm đưa người chết sống trở lại trong trạng thái vô thức, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, loại bột này được cho là chất cực độc đối với người sống do được chiết xuất từ những loài động vật rất độc trong tự nhiên như cá nóc, bọ cạp, nhện độc… Những chất này cũng được cho là tồn tại ở da và nội tạng của con sa giông, cóc, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh… Khi chất bột này được “thổi” vào những xác chết, nó sẽ kích thích hệ thần kinh đã chết hoạt động trở lại một cách vô thức như một cái máy. Tuy nhiên, thực hư ra sao, có lẽ chỉ những phù thủy người Tana Toraja mới có câu trả lời xác đáng nhất.
Mời quý vị xem video: Ly kỳ chuyện người chết đi sống lại