Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện có 1.500 ha sâm Ngọc Linh và hơn 1.500 hộ dân thuộc 7 xã đang đăng ký trồng thêm 2.500 ha; trong đó có hàng chục doanh nghiệp trồng hàng trăm ha loài sâm quý hiếm này.Sâm Ngọc Linh được người dân trồng ở ngọn núi cao nhất miền Trung, dùng để chữa bệnh và bán thương mại. Đầu tháng 6/2017, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) đã trở thành sản phẩm thương hiệu quốc gia.Chủ của một vườn sâm Ngọc Linh cho biết, sau 6 năm trồng và chăm sóc, mỗi vụ thu hoạch vào tháng 8 hàng năm cho khoảng 15 lon (hộp sữa bò) hạt giống, trị giá 1,5 tỷ đồng. Sau đó tiếp tục ươm khoảng 10 lon hạt lấy giống, còn 5 lon đem bán, thu về 500 triệu đồng.Để bảo vệ vườn sâm quý hiếm, chủ vườn cho biết ngoài hai lớp bảo vệ với lưới B40 và dây thép gai, chủ vườn còn đào hàng trăm bẫy chông cắm dày đặc và lắp đặt hai camera đề phòng kẻ xấu đột nhập trộm sâm. Bên cạnh đó là bảo vệ canh giữ 24/24 để đảm bảo an toàn.Nhiều người thắc mắc, loại sâm này có công dụng và giá trị như thế nào mà dân phải bảo vệ nghiêm ngặt đến vậy? Theo các chuyên gia, sâm ngọc linh được mệnh danh là nhân sâm Việt Nam. Thảo dược này được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.Sâm Ngọc Linh có thân rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo. Mặt ngoài thường có màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh. Trên thân nổi rõ những vết vân ngang chia phần thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt xuất hiện nhiều sẹo.Loại sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên thường cứng, chắc, giòn có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng, hậu vị ngọt. Ngoài phần thân và củ, lá sâm ngọc linh cũng được sử dụng tương tự một dược liệu chữa bệnh.Theo kết quả nghiên cứu năm 1978 của Bộ Y tế, phần thân, rễ của sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác.Những kết quả nghiên cứu, phân loại thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất.Saponin là một chất giúp thanh lọc mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Saponin được biết đến là một phần hóa học của các loại thảo mộc rất có lợi cho sức khỏe của con người.Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.Những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, bảo vệ tế bào gan.Với bệnh nhân bị ung thư, sâm Ngọc Linh được coi là “thần dược”, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, giảm các tác dụng không mong muốn của liệu pháp xạ trị, hoá trị như: ăn ngủ kém, rụng tóc, da khô, thiếu máu... nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày
Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện có 1.500 ha sâm Ngọc Linh và hơn 1.500 hộ dân thuộc 7 xã đang đăng ký trồng thêm 2.500 ha; trong đó có hàng chục doanh nghiệp trồng hàng trăm ha loài sâm quý hiếm này.
Sâm Ngọc Linh được người dân trồng ở ngọn núi cao nhất miền Trung, dùng để chữa bệnh và bán thương mại. Đầu tháng 6/2017, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) đã trở thành sản phẩm thương hiệu quốc gia.
Chủ của một vườn sâm Ngọc Linh cho biết, sau 6 năm trồng và chăm sóc, mỗi vụ thu hoạch vào tháng 8 hàng năm cho khoảng 15 lon (hộp sữa bò) hạt giống, trị giá 1,5 tỷ đồng. Sau đó tiếp tục ươm khoảng 10 lon hạt lấy giống, còn 5 lon đem bán, thu về 500 triệu đồng.
Để bảo vệ vườn sâm quý hiếm, chủ vườn cho biết ngoài hai lớp bảo vệ với lưới B40 và dây thép gai, chủ vườn còn đào hàng trăm bẫy chông cắm dày đặc và lắp đặt hai camera đề phòng kẻ xấu đột nhập trộm sâm. Bên cạnh đó là bảo vệ canh giữ 24/24 để đảm bảo an toàn.
Nhiều người thắc mắc, loại sâm này có công dụng và giá trị như thế nào mà dân phải bảo vệ nghiêm ngặt đến vậy? Theo các chuyên gia, sâm ngọc linh được mệnh danh là nhân sâm Việt Nam. Thảo dược này được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Sâm Ngọc Linh có thân rễ thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo. Mặt ngoài thường có màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh. Trên thân nổi rõ những vết vân ngang chia phần thân rễ thành nhiều đốt, đặc biệt xuất hiện nhiều sẹo.
Loại sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên thường cứng, chắc, giòn có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng, hậu vị ngọt. Ngoài phần thân và củ, lá sâm ngọc linh cũng được sử dụng tương tự một dược liệu chữa bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu năm 1978 của Bộ Y tế, phần thân, rễ của sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác.
Những kết quả nghiên cứu, phân loại thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất.
Saponin là một chất giúp thanh lọc mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Saponin được biết đến là một phần hóa học của các loại thảo mộc rất có lợi cho sức khỏe của con người.
Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
Những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy sâm Ngọc Linh có tác dụng chống stress trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, bảo vệ tế bào gan.
Với bệnh nhân bị ung thư, sâm Ngọc Linh được coi là “thần dược”, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, giảm các tác dụng không mong muốn của liệu pháp xạ trị, hoá trị như: ăn ngủ kém, rụng tóc, da khô, thiếu máu... nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống.