Một số đầm chứa nước trước cống số 6 tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bỗng xảy ra hiện tượng kỳ lạ. Cụ thể, nước trong đầm chuyển sang màu tím ngắt kèm mùi hôi thối khó chịu.Sau khi lấy mẫu nước kiểm tra, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM cho biết hiện tượng nước đổi sang màu hồng tím và bốc mùi là do một loại tảo trong nước nở hoa.Hiện tượng tảo nở hoa trong đầm do sự phát triển mạnh của tảo lục Dunaliella Salina, làm cho mật độ tế bào tăng cao, đồng thời trong tế bào tích lũy một lượng lớn sắc tố B- carotene, sắc tố này có màu hồng đỏ làm cho nước trong đầm có màu hồng.Điều kiện môi trường thuận lợi cho Dunaliella Salina phát triển mạnh và tích lũy nhiều sắc tố - carotene, là độ mặn cao, ánh sáng mạnh và dinh dưỡng trong nước nhiều.Ở một số nơi, loại tảo này kết hợp cùng một vi khuẩn cổ ưa muối (tên khoa học: Halobacteria) để tạo ra sắc màu vô cùng rực rỡ.Dunaliella salina là một loại vi tảo xanh halophilic thuộc nhóm tảo xanh, thường được tìm thấy trong các cánh đồng muối biển. Do màu sắc độc đáo của nó, hồ sẽ được nhuộm màu đỏ hoặc hồng.Dunaliella salina là một thực vật phù du đơn bào. Tảo của nó có hình bầu dục, hình elip hoặc hình quả lê. Hình dạng cơ thể thay đổi ở độ mặn khác nhau, ánh sáng, nhiệt độ, ... Điều này là do Dunaliella không có thành tế bào và hình dạng của nó thay đổi theo môi trường.Nước màu hồng do tảo lục Dunaliella salina không sinh ra độc tố, không gây ảnh hưởng cho sinh vật và con người, ngược lại loài tảo này là loài có ích được các loài thủy sinh vật sử dụng như là một nguồn thức ăn.Tuy nhiên, do hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong nước và tích lũy trong trầm tích ở điều kiện trao đổi nước kém, tù đọng lâu ngày làm cho các vi sinh vật kỵ khí hoạt động mạnh dẫn phát sinh các mùi khó chịu..Viện Sinh học nhiệt đới kết luận rằng màu sắc lạ của hồ do tảo lục Dunaliella salina không ảnh hưởng gì lớn, nên giữ nguyên hiện trạng hồ hiện tại.Để xử lý màu kỳ lạ này giúp người dân bớt hoang mang, nên pha loãng nước muối trong hồ, tuy nhiên việc này có thể dẫn đến một số rủi ro.Để giảm thiểu mùi hôi, cần cải tạo môi trường trong đầm, tăng cường các biện pháp kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải quanh đầm, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi nước với bên ngoài.Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews
Một số đầm chứa nước trước cống số 6 tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bỗng xảy ra hiện tượng kỳ lạ. Cụ thể, nước trong đầm chuyển sang màu tím ngắt kèm mùi hôi thối khó chịu.
Sau khi lấy mẫu nước kiểm tra, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM cho biết hiện tượng nước đổi sang màu hồng tím và bốc mùi là do một loại tảo trong nước nở hoa.
Hiện tượng tảo nở hoa trong đầm do sự phát triển mạnh của tảo lục Dunaliella Salina, làm cho mật độ tế bào tăng cao, đồng thời trong tế bào tích lũy một lượng lớn sắc tố B- carotene, sắc tố này có màu hồng đỏ làm cho nước trong đầm có màu hồng.
Điều kiện môi trường thuận lợi cho Dunaliella Salina phát triển mạnh và tích lũy nhiều sắc tố - carotene, là độ mặn cao, ánh sáng mạnh và dinh dưỡng trong nước nhiều.
Ở một số nơi, loại tảo này kết hợp cùng một vi khuẩn cổ ưa muối (tên khoa học: Halobacteria) để tạo ra sắc màu vô cùng rực rỡ.
Dunaliella salina là một loại vi tảo xanh halophilic thuộc nhóm tảo xanh, thường được tìm thấy trong các cánh đồng muối biển. Do màu sắc độc đáo của nó, hồ sẽ được nhuộm màu đỏ hoặc hồng.
Dunaliella salina là một thực vật phù du đơn bào. Tảo của nó có hình bầu dục, hình elip hoặc hình quả lê. Hình dạng cơ thể thay đổi ở độ mặn khác nhau, ánh sáng, nhiệt độ, ... Điều này là do Dunaliella không có thành tế bào và hình dạng của nó thay đổi theo môi trường.
Nước màu hồng do tảo lục Dunaliella salina không sinh ra độc tố, không gây ảnh hưởng cho sinh vật và con người, ngược lại loài tảo này là loài có ích được các loài thủy sinh vật sử dụng như là một nguồn thức ăn.
Tuy nhiên, do hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong nước và tích lũy trong trầm tích ở điều kiện trao đổi nước kém, tù đọng lâu ngày làm cho các vi sinh vật kỵ khí hoạt động mạnh dẫn phát sinh các mùi khó chịu..
Viện Sinh học nhiệt đới kết luận rằng màu sắc lạ của hồ do tảo lục Dunaliella salina không ảnh hưởng gì lớn, nên giữ nguyên hiện trạng hồ hiện tại.
Để xử lý màu kỳ lạ này giúp người dân bớt hoang mang, nên pha loãng nước muối trong hồ, tuy nhiên việc này có thể dẫn đến một số rủi ro.
Để giảm thiểu mùi hôi, cần cải tạo môi trường trong đầm, tăng cường các biện pháp kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải quanh đầm, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi nước với bên ngoài.