“Ảnh chụp hậu cái chết”, một cách để lưu lại ký ức về người thân yêu đã lìa đời là một trong những nghi lễ mai táng được làm với xác chết của người đã khuất khá rùng mình. Thời Nữ hoàng Victoria, người dân Anh khá "tôn sùng" cái chết, với họ, cái chết đóng vai trò to lớn trong cuộc sống, cho nên họ chụp rất nhiều ảnh cho người đã khuất. Những xác chết được tạo dáng như thể là họ vẫn còn sống, sử dụng các giá đỡ đặc biệt để dựng lên, giống đến mức mà thậm chí rất khó để phân biệt liệu những người trong tấm ảnh là còn sống hay đã chết.Quật mả . Người dân ở Madagascar có một nghi thức có tên “famadihana”, nghĩa là “lộn xương”, nghĩa là người thân sẽ lật phần thân xác của người họ hàng đã chết nằm dưới mồ lên để dạo quanh thành phố. Tầm khoảng 5-7 năm, xương cốt của người chết được đào lên và xịt nước hoa, sau đó đem đi đến một bữa tiệc nhảy cùng một vài người thân và bạn bè. Âm nhạc, nhảy múa và tiệc tùng sẽ diễn ra suốt cả đêm.Thuê vũ công thoát y cho người chết. Ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc, các gia đình đôi khi dựng lên một màn biểu diễn để thu hút đám đông, làm tăng danh tiếng và địa vị của người chết, có nơi người ta còn thuê vũ công thoát y để tiễn đưa người con trai đã khuất, hoặc để tăng số lượng người đến dự.Để cho người chết vẫn dự tiệc. Bà Miriam Banks thích sống trong những bữa tiệc nên khi bà qua đời, các con gái đã tổ chức bữa tiệc cuối cùng trong đời bà. Bà Miriam được dựng lên bên một chiếc bàn, đưa kèm điếu thuốc trong tay, một chai bia và một cốc rượu ưa thích, có nhạc R&B xập xình cùng quả bóng disco quay đầy sắc màu. Bữa tiệc cho người chết cũng được tổ chức cho bà Mickey Easterling tại New Orleans, Mỹ. Bà được mặc cho những bộ cánh đẹp nhất, với khăn trùm đầu xa xỉ, một điếu thuốc trong ống tẩu dài ở một bàn tay, và khăn quàng bằng lông chim quấn quanh vai.Tục ăn xác người chết. Tục lệ mai táng rợn người này từng được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Tuy chưa được xác nhận chính thức, nhưng các nhà nhân chủng học tỏ ra lúng túng khi đề cập đến số lượng ước tính những nền văn hóa thực hiện tục ăn thịt người, vì họ cho rằng các báo cáo đó là do hiểu lầm văn hóa địa phương. Tộc người Ahgori ở Varanasi, Ấn Độ nổi tiếng vì các tục lệ ăn thịt người. Họ ăn thịt người chết để cầu mong cho mình được trường sinh và khai sáng. Tộc người Yanomami vùng Amazon lại tin rằng ăn thịt xác chết sẽ giúp cho linh hồn được bay tới thiên đàng.Nghi thức mai táng chặt tay của bộ tộc Dani ở phía Tây Niu Ghi-nê.
Sự đau đớn của thể xác sánh ngang với nỗi đau tâm hồn. Phụ nữ lớn tuổi chặt bỏ nửa đầu 10 ngón tay của mình khi chồng hay một người thân qua đời.Ở Tana Toraja phía Tây Indonesia, đám tang là một buổi lễ ồn ào mà sẽ kéo dài hàng tuần liền và gia đình có người đã khuất sẽ phải tiết kiệm tiền trong nhiều năm mới có thể chi trả nó. Trước khi chôn, người chết sẽ được gọi là “bị ốm” hoặc “đang ngủ say” và gia đình họ sẽ không thông báo rằng họ đã chết. Thậm chí, người đã chết vẫn được tắm rửa, chăm sóc, và cho họ ăn uống.Chôn người chết dưới sàn nhà bếp ở vùng Apayao và ở một số vùng hẻo lánh xa xôi ở Cavite, một người sắp chết sẽ lựa chọn một cái cây họ yêu thích để rồi một cái lán nhỏ được dựng lên tại đó, trước khi họ ra đi. Sau đó, cái cây sẽ được làm rỗng ruột và họ sẽ được mai táng ngay trong đó, ở vị trí đứng thẳng người. Có một phong tục khác ở Benguet trong đó người chết sẽ được ngồi ngoài hiên nhà và bị bịt mắt bằng khăn suốt 8 ngày sau khi chết.Phong tục của các sư thầy người Mông Cổ và Tibet. Xác người đã khuất được để ngoài trời để chim và động vật đến rỉa xác cho đến khi không còn gì bởi vì họ tin rằng cơ thể chỉ đơn thuần là cái vỏ đựng một khi hồn lìa khỏi xác.Tự ướp xác chính mình. Nghi lễ được gọi là Sokushinbutsu, những nhà sư theo đạo Phật sẽ bắt đầu quá trình biến mình thành xác ướp khi vẫn đang sống. Thời gian cho quá trình có thể kéo dài đến 5 năm rưỡi. Để loại bỏ chỗ mỡ dễ bị phân hủy trên cơ thể, nhà sư sẽ chỉ ăn các loại ngũ cốc và hạt trong suốt 1.000 ngày. Sau đó, họ tiếp tục chỉ ăn một lượng nhỏ rễ cây và vỏ cây thông. Tiếp theo là quá trình loại bỏ nước. Nhà sư sẽ uống một loại trà cực độc làm từ sáp cây urushi, nhằm bao bọc nội tạng bên trong bằng lớp sáp này để khiến nó khỏi bị phân hủy, cũng như khiến họ bị tiêu chảy để ép mọi giọt nước trong cơ thể họ thoát ra ngoài. Cuối cùng đó là nhốt mình lại trong một hầm mộ bằng đá, ngồi ở tư thế hoa sen và chết.
“Ảnh chụp hậu cái chết”, một cách để lưu lại ký ức về người thân yêu đã lìa đời là một trong những nghi lễ mai táng được làm với xác chết của người đã khuất khá rùng mình. Thời Nữ hoàng Victoria, người dân Anh khá "tôn sùng" cái chết, với họ, cái chết đóng vai trò to lớn trong cuộc sống, cho nên họ chụp rất nhiều ảnh cho người đã khuất. Những xác chết được tạo dáng như thể là họ vẫn còn sống, sử dụng các giá đỡ đặc biệt để dựng lên, giống đến mức mà thậm chí rất khó để phân biệt liệu những người trong tấm ảnh là còn sống hay đã chết.
Quật mả . Người dân ở Madagascar có một nghi thức có tên “famadihana”, nghĩa là “lộn xương”, nghĩa là người thân sẽ lật phần thân xác của người họ hàng đã chết nằm dưới mồ lên để dạo quanh thành phố. Tầm khoảng 5-7 năm, xương cốt của người chết được đào lên và xịt nước hoa, sau đó đem đi đến một bữa tiệc nhảy cùng một vài người thân và bạn bè. Âm nhạc, nhảy múa và tiệc tùng sẽ diễn ra suốt cả đêm.
Thuê vũ công thoát y cho người chết. Ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc, các gia đình đôi khi dựng lên một màn biểu diễn để thu hút đám đông, làm tăng danh tiếng và địa vị của người chết, có nơi người ta còn thuê vũ công thoát y để tiễn đưa người con trai đã khuất, hoặc để tăng số lượng người đến dự.
Để cho người chết vẫn dự tiệc. Bà Miriam Banks thích sống trong những bữa tiệc nên khi bà qua đời, các con gái đã tổ chức bữa tiệc cuối cùng trong đời bà. Bà Miriam được dựng lên bên một chiếc bàn, đưa kèm điếu thuốc trong tay, một chai bia và một cốc rượu ưa thích, có nhạc R&B xập xình cùng quả bóng disco quay đầy sắc màu. Bữa tiệc cho người chết cũng được tổ chức cho bà Mickey Easterling tại New Orleans, Mỹ. Bà được mặc cho những bộ cánh đẹp nhất, với khăn trùm đầu xa xỉ, một điếu thuốc trong ống tẩu dài ở một bàn tay, và khăn quàng bằng lông chim quấn quanh vai.
Tục ăn xác người chết. Tục lệ mai táng rợn người này từng được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Tuy chưa được xác nhận chính thức, nhưng các nhà nhân chủng học tỏ ra lúng túng khi đề cập đến số lượng ước tính những nền văn hóa thực hiện tục ăn thịt người, vì họ cho rằng các báo cáo đó là do hiểu lầm văn hóa địa phương. Tộc người Ahgori ở Varanasi, Ấn Độ nổi tiếng vì các tục lệ ăn thịt người. Họ ăn thịt người chết để cầu mong cho mình được trường sinh và khai sáng. Tộc người Yanomami vùng Amazon lại tin rằng ăn thịt xác chết sẽ giúp cho linh hồn được bay tới thiên đàng.
Nghi thức mai táng chặt tay của bộ tộc Dani ở phía Tây Niu Ghi-nê.
Sự đau đớn của thể xác sánh ngang với nỗi đau tâm hồn. Phụ nữ lớn tuổi chặt bỏ nửa đầu 10 ngón tay của mình khi chồng hay một người thân qua đời.
Ở Tana Toraja phía Tây Indonesia, đám tang là một buổi lễ ồn ào mà sẽ kéo dài hàng tuần liền và gia đình có người đã khuất sẽ phải tiết kiệm tiền trong nhiều năm mới có thể chi trả nó. Trước khi chôn, người chết sẽ được gọi là “bị ốm” hoặc “đang ngủ say” và gia đình họ sẽ không thông báo rằng họ đã chết. Thậm chí, người đã chết vẫn được tắm rửa, chăm sóc, và cho họ ăn uống.
Chôn người chết dưới sàn nhà bếp ở vùng Apayao và ở một số vùng hẻo lánh xa xôi ở Cavite, một người sắp chết sẽ lựa chọn một cái cây họ yêu thích để rồi một cái lán nhỏ được dựng lên tại đó, trước khi họ ra đi. Sau đó, cái cây sẽ được làm rỗng ruột và họ sẽ được mai táng ngay trong đó, ở vị trí đứng thẳng người. Có một phong tục khác ở Benguet trong đó người chết sẽ được ngồi ngoài hiên nhà và bị bịt mắt bằng khăn suốt 8 ngày sau khi chết.
Phong tục của các sư thầy người Mông Cổ và Tibet. Xác người đã khuất được để ngoài trời để chim và động vật đến rỉa xác cho đến khi không còn gì bởi vì họ tin rằng cơ thể chỉ đơn thuần là cái vỏ đựng một khi hồn lìa khỏi xác.
Tự ướp xác chính mình. Nghi lễ được gọi là Sokushinbutsu, những nhà sư theo đạo Phật sẽ bắt đầu quá trình biến mình thành xác ướp khi vẫn đang sống. Thời gian cho quá trình có thể kéo dài đến 5 năm rưỡi. Để loại bỏ chỗ mỡ dễ bị phân hủy trên cơ thể, nhà sư sẽ chỉ ăn các loại ngũ cốc và hạt trong suốt 1.000 ngày. Sau đó, họ tiếp tục chỉ ăn một lượng nhỏ rễ cây và vỏ cây thông. Tiếp theo là quá trình loại bỏ nước. Nhà sư sẽ uống một loại trà cực độc làm từ sáp cây urushi, nhằm bao bọc nội tạng bên trong bằng lớp sáp này để khiến nó khỏi bị phân hủy, cũng như khiến họ bị tiêu chảy để ép mọi giọt nước trong cơ thể họ thoát ra ngoài. Cuối cùng đó là nhốt mình lại trong một hầm mộ bằng đá, ngồi ở tư thế hoa sen và chết.