Tuy bị coi là loài đại diện cho sự man rợ, tàn ác và xảo quyệt nhưng thực tế, chó sói là động vật có đời sống xã hội khá tiến bộ. Chúng thường sống một vợ một chồng suốt cả cuộc đời và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho gia đình và bầy đàn. Trong nội bộ bầy đàn, chúng lại hay đấu đá lẫn nhau vì nhiều lý do, thông thường là để bảo vệ lãnh thổ. Chó sói có ý thức lãnh thổ rất cao, thường sử dụng âm thanh và mùi vị để đánh dấu phân định vùng đất của mình. Khi đã thiết lập ranh giới, chó sói thường ở lại trong khu vực đó, lang thang khoảng 25 km mỗi ngày. Bất kỳ con sói nào đột nhập vào đó đều bị tấn công quyết liệt, thậm chí phải bỏ mạng. Khi tấn công, con sói thực sự là một điều đáng sợ. Con đực trưởng thành có thể nặng từ 40 đến 50kg và một miếng cắn của nó đủ sức làm vỡ xương đối thủ. Nhưng thật ngạc nhiên, đôi hàm sắc nhọn này đôi lúc cũng dùng để ăn hoa quả như táo, lê. Khi săn các loài thú lớn, như nai sừng tấm, chó sói thường tập trung cắn vào chân sau của con vật. Khi con mồi ngã xuống vừa tầm, chó sói sẽ cắn một cú chí mạng vào cổ họng cắt đứt động mạch chủ và dây thần kinh, khiến cho con vật chết nhanh chóng. Từ 2 tháng tuổi, chó sói con bắt đầu học các chiêu săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Đẩy hàm và gãi mũi thường là biểu hiện giao tiếp thân thiện trong bầy sói. Trong mùa giao phối, các cuộc chiến xảy ra thường xuyên hơn. Con đực quấy phá con đực khác nhằm giành bạn tình, con cái cũng có thể tấn công con cái khác nếu nó nhận thấy đối thủ đe dọa đến mối quan hệ của nó.Tuy rất đáng sợ nhưng chó sói hiếm khi tấn công con người, chủ yếu chỉ săn con mồi có kích thước tương đương như nó. Trong một số vụ tấn công người, chó sói khiến nạn nhân mắc bệnh dại. Tại Ấn Độ, từ năm 1980 đến năm 1986, chó sói khiến100 trẻ em thiệt mạng và 122 người tử vong tại vùng Hazaribag bang Bihar. Hiện nay, số lượng chó sói giảm đi đáng kể do bị bẫy và săn bắn. Tuy nhiên, điều may mắn là chúng vẫn duy trì được số lượng ở mức khá, không nằm trong danh mục những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ngày nay, chó sói chủ yếu được tìm thấy trong các vùng hoang dã của Mỹ, Canada, châu Âu và châu Á. Một số nước như Anh và Nhật Bản, chó sói đã bị tuyệt chủng. Rất may, các chương trình bảo vệ chó sói đã được đưa vào thực hiện, giúp giống loài này duy trì ổn định.
Tuy bị coi là loài đại diện cho sự man rợ, tàn ác và xảo quyệt nhưng thực tế, chó sói là động vật có đời sống xã hội khá tiến bộ. Chúng thường sống một vợ một chồng suốt cả cuộc đời và sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho gia đình và bầy đàn.
Trong nội bộ bầy đàn, chúng lại hay đấu đá lẫn nhau vì nhiều lý do, thông thường là để bảo vệ lãnh thổ. Chó sói có ý thức lãnh thổ rất cao, thường sử dụng âm thanh và mùi vị để đánh dấu phân định vùng đất của mình.
Khi đã thiết lập ranh giới, chó sói thường ở lại trong khu vực đó, lang thang khoảng 25 km mỗi ngày. Bất kỳ con sói nào đột nhập vào đó đều bị tấn công quyết liệt, thậm chí phải bỏ mạng.
Khi tấn công, con sói thực sự là một điều đáng sợ. Con đực trưởng thành có thể nặng từ 40 đến 50kg và một miếng cắn của nó đủ sức làm vỡ xương đối thủ. Nhưng thật ngạc nhiên, đôi hàm sắc nhọn này đôi lúc cũng dùng để ăn hoa quả như táo, lê.
Khi săn các loài thú lớn, như nai sừng tấm, chó sói thường tập trung cắn vào chân sau của con vật. Khi con mồi ngã xuống vừa tầm, chó sói sẽ cắn một cú chí mạng vào cổ họng cắt đứt động mạch chủ và dây thần kinh, khiến cho con vật chết nhanh chóng.
Từ 2 tháng tuổi, chó sói con bắt đầu học các chiêu săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Đẩy hàm và gãi mũi thường là biểu hiện giao tiếp thân thiện trong bầy sói.
Trong mùa giao phối, các cuộc chiến xảy ra thường xuyên hơn. Con đực quấy phá con đực khác nhằm giành bạn tình, con cái cũng có thể tấn công con cái khác nếu nó nhận thấy đối thủ đe dọa đến mối quan hệ của nó.
Tuy rất đáng sợ nhưng chó sói hiếm khi tấn công con người, chủ yếu chỉ săn con mồi có kích thước tương đương như nó.
Trong một số vụ tấn công người, chó sói khiến nạn nhân mắc bệnh dại. Tại Ấn Độ, từ năm 1980 đến năm 1986, chó sói khiến100 trẻ em thiệt mạng và 122 người tử vong tại vùng Hazaribag bang Bihar.
Hiện nay, số lượng chó sói giảm đi đáng kể do bị bẫy và săn bắn. Tuy nhiên, điều may mắn là chúng vẫn duy trì được số lượng ở mức khá, không nằm trong danh mục những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày nay, chó sói chủ yếu được tìm thấy trong các vùng hoang dã của Mỹ, Canada, châu Âu và châu Á. Một số nước như Anh và Nhật Bản, chó sói đã bị tuyệt chủng.
Rất may, các chương trình bảo vệ chó sói đã được đưa vào thực hiện, giúp giống loài này duy trì ổn định.