Vào năm 1642, khi còn là một thiếu niên, thần đồng Blaise Pascal đã bắt tay vào thiết kế chiếc máy tính đầu tiên ở tuổi 18. Đó là một chiếc máy có thể thực hiện cả bốn phép tính số học mà không cần đến trí thông minh con người, nhằm giúp cha cậu tính toán thuế thuận lợi hơn. Louis Braille (Pháp) bị mù khi vừa mới 3 tuổi nhưng cậu bé lại luôn khao khát có thể đọc sách. Vào năm 15 tuổi, ông phát minh ra hệ thống chữ nổi Braille. Sau này, ông còn phát triển hệ thống đó để viết được cả các ký hiệu toán học và nhạc lý. Khó chịu vì đôi tai lạnh giá khi trượt tuyết vào mùa đông băng giá, cậu bé 15 tuổi Chester Greenwood đã nghĩ ra ý tưởng uốn một vòng dây và nhờ bà ngoại may vải lông vào hai đầu rồi dùng để che tai. Đó chính là chiếc bịt tai giữ ấm đầu tiên trên thế giới. Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson bỏ quên hỗn hợp gồm bột uống pha, nước và một thanh khuấy trong một cốc trên hiên nhà mình qua một đêm lạnh giá. Sáng hôm sau, Epperson thức dậy, nhìn thấy đồ bỏ quên của mình và đặt tên là “kem que”. Chiếc ti vi mà bạn xem hàng ngày cũng là ý tưởng của một cậu bé 15 tuổi có tên là Philo T. Farnsworth vào năm 1921. Năm 1922, Ralph Samuelson (18 tuổi) đã đưa ra ý tưởng về môn lướt ván nước trên hồ Pepin ở Minnesota. Sau nhiều lần thử nghiệm, anh chàng đã phát minh ra chiếc ván trượt thành công.Hai thanh niên 18 tuổi đam mê truyện tranh và khoa học viễn tưởng, Jerry Siegel và Joe Shuster chính là những người đầu tiên sáng tạo ra siêu anh hùng mặc áo choàng tơ không tay với tên gọi “Superman”. Vào năm 1930, lấy cảm hứng từ lưới biểu diễn xiếc, vận động viên thể dục 16 tuổi George Nissen đã tìm cách biến một khung thép hình chữ nhật với tấm vải trong nhà để xe của cha mẹ thành một kiểu lưới nẩy được – ý tưởng sơ khai của bạt lò xo sau này.
Vào năm 1642, khi còn là một thiếu niên, thần đồng Blaise Pascal đã bắt tay vào thiết kế chiếc máy tính đầu tiên ở tuổi 18. Đó là một chiếc máy có thể thực hiện cả bốn phép tính số học mà không cần đến trí thông minh con người, nhằm giúp cha cậu tính toán thuế thuận lợi hơn.
Louis Braille (Pháp) bị mù khi vừa mới 3 tuổi nhưng cậu bé lại luôn khao khát có thể đọc sách. Vào năm 15 tuổi, ông phát minh ra hệ thống chữ nổi Braille. Sau này, ông còn phát triển hệ thống đó để viết được cả các ký hiệu toán học và nhạc lý.
Khó chịu vì đôi tai lạnh giá khi trượt tuyết vào mùa đông băng giá, cậu bé 15 tuổi Chester Greenwood đã nghĩ ra ý tưởng uốn một vòng dây và nhờ bà ngoại may vải lông vào hai đầu rồi dùng để che tai. Đó chính là chiếc bịt tai giữ ấm đầu tiên trên thế giới.
Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson bỏ quên hỗn hợp gồm bột uống pha, nước và một thanh khuấy trong một cốc trên hiên nhà mình qua một đêm lạnh giá. Sáng hôm sau, Epperson thức dậy, nhìn thấy đồ bỏ quên của mình và đặt tên là “kem que”.
Chiếc ti vi mà bạn xem hàng ngày cũng là ý tưởng của một cậu bé 15 tuổi có tên là Philo T. Farnsworth vào năm 1921.
Năm 1922, Ralph Samuelson (18 tuổi) đã đưa ra ý tưởng về môn lướt ván nước trên hồ Pepin ở Minnesota. Sau nhiều lần thử nghiệm, anh chàng đã phát minh ra chiếc ván trượt thành công.
Hai thanh niên 18 tuổi đam mê truyện tranh và khoa học viễn tưởng, Jerry Siegel và Joe Shuster chính là những người đầu tiên sáng tạo ra siêu anh hùng mặc áo choàng tơ không tay với tên gọi “Superman”.
Vào năm 1930, lấy cảm hứng từ lưới biểu diễn xiếc, vận động viên thể dục 16 tuổi George Nissen đã tìm cách biến một khung thép hình chữ nhật với tấm vải trong nhà để xe của cha mẹ thành một kiểu lưới nẩy được – ý tưởng sơ khai của bạt lò xo sau này.