Cây móng hổ. Cây móng hổ hay còn được gọi là cây hoa ngót ngẻo, hoa loa kèn lửa hay huệ lồng đèn, là loài cây mọc hoang dã ở rừng ngập mặn ven biển và các bìa rừng núi cao. Đây là loài cây có chứa chất kịch độc, khiến nạn nhân đại tiện, tiểu tiện ra máu, trụy tim mạch, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
Cây kim tiền. Cây kim tiền có hình thái đẹp và có ý nghĩa “hút lộc” trong phong thủy nên thường được nhiều gia đình lựa chọn để bày trang trí trong nhà. Tuy nhiên, loài cây này chứa độc tố trong thân, lá... có thể gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em nếu tiếp xúc. Lý do là vì trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt.Chỉ cần một lượng nhỏ canxi oxalat cũng có thể gây ngứa, nóng rát trong miệng, họng, sưng và ngạt thở. Nếu bị dính nhiều canxi oxalat có trong cây kim tiền, nạn nhân có thể bị nôn nao khó chịu mạnh với hệ tiêu hóa, khó thở, nặng hơn thì dễ dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong. Hoa cẩm tú cầu. Hoa cẩm tú cầu có lẽ không còn xa lạ gì với nhiều người bởi loài hoa này được trồng khá phổ biến để làm cảnh và trang trí trong nhà. Tuy nhiên, cả lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố có thể gây ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nếu nặng hơn, nạn nhân có thể hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.Trúc đào. Cây trúc đào cũng được trồng nhiều ở bên đường do có hoa đẹp và có sức sống tốt. Mặc dù vậy, loài cây này độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Nếu vô tình nuốt phải độc tố này mà không được cứu chữa kịp thời có thể trụy tim mạch, không đo được huyết áp dẫn tới tử vong. Hoa dạ hương. Hoa dạ hương thường được trồng trong nhà vì có tác dụng đuổi muỗi. Tuy nhiên, loài hoa này chứa một loại chất kiềm độc, làm cho tóc bị rụng nhanh nếu tiếp xúc với hoa quá lâu. Người bị cao huyết áp và tim không nên ngửi quá nhiều và quá lâu mùi hương hoa này. Cây vạn niên thanh. Cây vạn niên thanh thường được trồng trang trí trong các văn phòng làm việc hoặc trong nhà. Nhựa của cây này có thể gây dị ứng da, bỏng, nghẹn và khó thở. Thậm chí loài cây này có thể gây chết người nếu nạn nhân tiếp xúc với quá nhiều nhựa cây.
Cây móng hổ. Cây móng hổ hay còn được gọi là cây hoa ngót ngẻo, hoa loa kèn lửa hay huệ lồng đèn, là loài cây mọc hoang dã ở rừng ngập mặn ven biển và các bìa rừng núi cao. Đây là loài cây có chứa chất kịch độc, khiến nạn nhân đại tiện, tiểu tiện ra máu, trụy tim mạch, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
Cây kim tiền. Cây kim tiền có hình thái đẹp và có ý nghĩa “hút lộc” trong phong thủy nên thường được nhiều gia đình lựa chọn để bày trang trí trong nhà. Tuy nhiên, loài cây này chứa độc tố trong thân, lá... có thể gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em nếu tiếp xúc. Lý do là vì trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt.
Chỉ cần một lượng nhỏ canxi oxalat cũng có thể gây ngứa, nóng rát trong miệng, họng, sưng và ngạt thở. Nếu bị dính nhiều canxi oxalat có trong cây kim tiền, nạn nhân có thể bị nôn nao khó chịu mạnh với hệ tiêu hóa, khó thở, nặng hơn thì dễ dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong.
Hoa cẩm tú cầu. Hoa cẩm tú cầu có lẽ không còn xa lạ gì với nhiều người bởi loài hoa này được trồng khá phổ biến để làm cảnh và trang trí trong nhà. Tuy nhiên, cả lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố có thể gây ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nếu nặng hơn, nạn nhân có thể hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Trúc đào. Cây trúc đào cũng được trồng nhiều ở bên đường do có hoa đẹp và có sức sống tốt. Mặc dù vậy, loài cây này độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Nếu vô tình nuốt phải độc tố này mà không được cứu chữa kịp thời có thể trụy tim mạch, không đo được huyết áp dẫn tới tử vong.
Hoa dạ hương. Hoa dạ hương thường được trồng trong nhà vì có tác dụng đuổi muỗi. Tuy nhiên, loài hoa này chứa một loại chất kiềm độc, làm cho tóc bị rụng nhanh nếu tiếp xúc với hoa quá lâu. Người bị cao huyết áp và tim không nên ngửi quá nhiều và quá lâu mùi hương hoa này.
Cây vạn niên thanh. Cây vạn niên thanh thường được trồng trang trí trong các văn phòng làm việc hoặc trong nhà. Nhựa của cây này có thể gây dị ứng da, bỏng, nghẹn và khó thở. Thậm chí loài cây này có thể gây chết người nếu nạn nhân tiếp xúc với quá nhiều nhựa cây.