Giun Osedax - biệt danh "sâu zombie", một loại sâu không có mặt mũi cũng như miệng. Loài sâu này thường tiến sâu vào bên trong con mồi, tiết axit để biến ngay cả lớp xương cứng nhắc thành chất mùn, sau đó hấp thụ thức ăn qua da. Cừu Karakul lưu trữ thêm chất béo trong đuôi của chúng để có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt. Nhện bong bóng là loài nhện duy nhất có thể sống dưới nước. Nó tạo ra mạng nhện giống như bong bóng có tác dụng như mang cá hay các bình chứa khí, có thể hấp thu ôxy hòa tan trong nước và phân tán khí carbonic, giúp nhện thở ngay dưới nước. Chúng sống, giao phối, đẻ trứng và bắt mồi hoàn toàn dưới nước, thông qua những tấm mạng giăng như vậy. Ếch không có phổi sống tại đảo Borneo (thuộc chủ quyền của Brunei, Indonesia và Malaysia) không hề có phổi và hấp thụ khí ô-xi qua da, đồng thời còn di chuyển rất nhanh. Nhiều loài tắc kè phát triển đuôi mọc giống đầu. Khi động vật ăn thịt cắn phải đuôi con vật, nó sẽ rơi ra và co giật trên mặt đất trong khi con tắc kè chạy thoát. Cá nhà táng nhỏ tự vệ bằng cách thải ra phân dạng nước màu đỏ để che mắt kẻ thù, bãi phân của chúng trông rất kinh dị.Thằn lằn có sừng gặp kẻ địch phun một dòng máu từ mắt ra dài khoảng 3m. Dòng máu có mùi rất hôi, khiến kẻ săn mồi chán ngán.
Giun Osedax - biệt danh "sâu zombie", một loại sâu không có mặt mũi cũng như miệng. Loài sâu này thường tiến sâu vào bên trong con mồi, tiết axit để biến ngay cả lớp xương cứng nhắc thành chất mùn, sau đó hấp thụ thức ăn qua da.
Cừu Karakul lưu trữ thêm chất béo trong đuôi của chúng để có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.
Nhện bong bóng là loài nhện duy nhất có thể sống dưới nước. Nó tạo ra mạng nhện giống như bong bóng có tác dụng như mang cá hay các bình chứa khí, có thể hấp thu ôxy hòa tan trong nước và phân tán khí carbonic, giúp nhện thở ngay dưới nước. Chúng sống, giao phối, đẻ trứng và bắt mồi hoàn toàn dưới nước, thông qua những tấm mạng giăng như vậy.
Ếch không có phổi sống tại đảo Borneo (thuộc chủ quyền của Brunei, Indonesia và Malaysia) không hề có phổi và hấp thụ khí ô-xi qua da, đồng thời còn di chuyển rất nhanh.
Nhiều loài tắc kè phát triển đuôi mọc giống đầu. Khi động vật ăn thịt cắn phải đuôi con vật, nó sẽ rơi ra và co giật trên mặt đất trong khi con tắc kè chạy thoát.
Cá nhà táng nhỏ tự vệ bằng cách thải ra phân dạng nước màu đỏ để che mắt kẻ thù, bãi phân của chúng trông rất kinh dị.
Thằn lằn có sừng gặp kẻ địch phun một dòng máu từ mắt ra dài khoảng 3m. Dòng máu có mùi rất hôi, khiến kẻ săn mồi chán ngán.