Quả đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc loại quả hạch. Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính” và đều có cùi thịt trắng hay vàng. (Nguồn Photobucket)Người châu u và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn trong khi tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh lại phổ biến loại đào cùi trắng, ít chua. (Nguồn Xahoithongtin) Quả đào là quả biểu tượng của bang Nam Carolina trong khi hoa đào là loài hoa biểu tượng của bang Delaware. Thậm chí tại Trung Quốc, quả đào được cho là loại quả được các vị tiên ăn. (Nguồn Gotujmy)Quả đào chứa lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động bình thường của cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6, các loại chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng. (Nguồn 24h)Với thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, quả đào có khả năng chống oxy hóa, hạ kali máu, chống viêm da, phòng chống khô mắt, táo bón, trĩ, loét dạ dày, thậm chí hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. (Nguồn Blogspot)Ngoài được ăn như một loại trái cây tráng miệng, quả đào còn được ngâm với đường làm thành trà đào, được dùng trong nấu ăn hay chế biến các món ăn dặm cho trẻ nhỏ. (Nguồn Psapa)Đặc biệt, nhân của hạt đào (gọi là đào nhân) vừa có thể ăn, vừa có thể làm thuốc uống trị nhiều bệnh. Đào nhân hình bầu dục, một đầu nhọn, hẹp, không đều, dễ lầm với hạnh nhân nhưng rộng và dẹt hơn. (Nguồn Vitafruits)
Quả đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc loại quả hạch. Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính” và đều có cùi thịt trắng hay vàng. (Nguồn Photobucket)
Người châu u và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn trong khi tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh lại phổ biến loại đào cùi trắng, ít chua. (Nguồn Xahoithongtin)
Quả đào là quả biểu tượng của bang Nam Carolina trong khi hoa đào là loài hoa biểu tượng của bang Delaware. Thậm chí tại Trung Quốc, quả đào được cho là loại quả được các vị tiên ăn. (Nguồn Gotujmy)
Quả đào chứa lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động bình thường của cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B1, B2, B3, B6, các loại chất khoáng như canxi, kali, magie, sắt, mangan, photpho, kẽm và đồng. (Nguồn 24h)
Với thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú, quả đào có khả năng chống oxy hóa, hạ kali máu, chống viêm da, phòng chống khô mắt, táo bón, trĩ, loét dạ dày, thậm chí hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. (Nguồn Blogspot)
Ngoài được ăn như một loại trái cây tráng miệng, quả đào còn được ngâm với đường làm thành trà đào, được dùng trong nấu ăn hay chế biến các món ăn dặm cho trẻ nhỏ. (Nguồn Psapa)
Đặc biệt, nhân của hạt đào (gọi là đào nhân) vừa có thể ăn, vừa có thể làm thuốc uống trị nhiều bệnh. Đào nhân hình bầu dục, một đầu nhọn, hẹp, không đều, dễ lầm với hạnh nhân nhưng rộng và dẹt hơn. (Nguồn Vitafruits)