Sói bờm sở hữu đôi chân đặc biệt. Đôi chân dài, mảnh khảnh là lợi thế của loài vật này khi phải sống trong môi trường đồng cỏ cao khiến tầm nhìn hạn chế, chúng có thể nhìn thấy kẻ thù trước khi bị tiếp cận. Tai của sói bờm cũng khá đặc biệt. Nó có thể nghe được các âm thanh cực im ắng của những động vật gặm nhấm. Hươu có búi với răng nanh. Loài này có răng nanh giống ma cà rồng, thò ra khỏi miệng. Hươu có búi thường sử dụng răng nanh bảo bối khi phải giành quyền giao phối giữa các con đực. Linh dương Gerenuk đi bằng hai chân. Linh dương Gerenuk đứng thẳng trên hai chân sau để ăn lá và cành của loài cây keo sống rải rác trên các thảo nguyên. Đôi chân đã tiến hóa vô cùng lợi hại của linh dương Gerenuk khiến nó khác biệt hoàn toàn với các loài linh dương khác. Nai Ấn Độ biết sủa. Nai Ấn Độ có nguồn gốc từ Nam Á. Khi cảm thấy có nguy hiểm, chúng sẽ phát ra âm thanh tương tự như một tiếng sủa ngắn và chói tai giống như loài chó, báo hiệu cho những con nai khác trong đàn chạy trốn. Nai Ấn Độ cũng có răng nanh ngắn sử dụng để đánh nhau trong mùa giao phối. Vượn cáo Sunda có cánh, giúp bay lượn như chim. Loài vượn cáo bay Sunda sử dụng nếp gấp của da kéo dài từ chân để có thể lướt từ nhánh cây này sang nhánh cây khác. Một bước nhảy của vượn cáo Sunda có thể dài đến 10m. Chân và tay của chúng cũng được điều chỉnh để thích nghi với việc leo trèo. Kiến lưỡi câu. Loài kiến này có chiếc lưỡi câu nhô ra từ lưng, ngăn chặn sự đe dọa của các loài động vật ăn thịt khác. Lưỡi câu dạng gai của loài kiến này không những sắc nhọn đủ sức xuyên qua da, mà còn chọc vào vết thương của đối thủ.
Sói bờm sở hữu đôi chân đặc biệt. Đôi chân dài, mảnh khảnh là lợi thế của loài vật này khi phải sống trong môi trường đồng cỏ cao khiến tầm nhìn hạn chế, chúng có thể nhìn thấy kẻ thù trước khi bị tiếp cận.
Tai của sói bờm cũng khá đặc biệt. Nó có thể nghe được các âm thanh cực im ắng của những động vật gặm nhấm.
Hươu có búi với răng nanh. Loài này có răng nanh giống ma cà rồng, thò ra khỏi miệng.
Hươu có búi thường sử dụng răng nanh bảo bối khi phải giành quyền giao phối giữa các con đực.
Linh dương Gerenuk đi bằng hai chân. Linh dương Gerenuk đứng thẳng trên hai chân sau để ăn lá và cành của loài cây keo sống rải rác trên các thảo nguyên.
Đôi chân đã tiến hóa vô cùng lợi hại của linh dương Gerenuk khiến nó khác biệt hoàn toàn với các loài linh dương khác.
Nai Ấn Độ biết sủa. Nai Ấn Độ có nguồn gốc từ Nam Á. Khi cảm thấy có nguy hiểm, chúng sẽ phát ra âm thanh tương tự như một tiếng sủa ngắn và chói tai giống như loài chó, báo hiệu cho những con nai khác trong đàn chạy trốn.
Nai Ấn Độ cũng có răng nanh ngắn sử dụng để đánh nhau trong mùa giao phối.
Vượn cáo Sunda có cánh, giúp bay lượn như chim. Loài vượn cáo bay Sunda sử dụng nếp gấp của da kéo dài từ chân để có thể lướt từ nhánh cây này sang nhánh cây khác.
Một bước nhảy của vượn cáo Sunda có thể dài đến 10m. Chân và tay của chúng cũng được điều chỉnh để thích nghi với việc leo trèo.
Kiến lưỡi câu. Loài kiến này có chiếc lưỡi câu nhô ra từ lưng, ngăn chặn sự đe dọa của các loài động vật ăn thịt khác.
Lưỡi câu dạng gai của loài kiến này không những sắc nhọn đủ sức xuyên qua da, mà còn chọc vào vết thương của đối thủ.