1. Điều tra dấu vân tay
Dựa vào dấu vân tay để xác minh kẻ phạm tội là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Với hệ thống kiểm soát dấu vân tay tự động, hàng triệu dấu vân tay được phân tích chỉ trong vài phút. Cảnh sát có thể dựa vào dấu vân tay để xác định hiện trường gây án có những ai, thu nhỏ phạm vi điều tra hung thủ.
2. Phác họa chân dung thủ phạm
Ngoài ra, phương pháp phác họa chân dung nghi phạm (nhận diện khuôn mặt với đặc điểm như hình xăm, vết sẹo), tái hiện hiện trường vụ án qua lời kể của nhân chứng hoặc nạn nhân cũng được nhiều quốc gia sử dụng. Thậm chí chân dung kẻ gây án có thể vẽ trên máy tính, đem lại hiệu quả điều tra chính xác.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã từng áp dụng khá thành công. Tháng 1/2014, nhờ vào phác họa chân dung do một họa sĩ thực hiện, chỉ sau 4 ngày, Công an TP Hồ Chí Minh đã phá vụ án bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện quận 7 và bắt giữ thủ phạm Lê Thị Bích Trâm.
3. Công nghệ nhận diện bằng phần mềm máy tính
Sự tinh vi, lọc lõi của kẻ sát nhân bị lật tẩy bằng công nghệ hình ảnh 3D, 4D. Cảnh sát tại các nước phát triển (Anh, Mỹ) cho nạn nhân và nhân chứng sàng lọc nhanh một khuôn mặt được tạo ra từ máy tính, có đặc điểm nghi ngờ giống nghi phạm, từ đó nhận diện khuôn mặt thật của tên tội phạm. 4. Nhận diện tội phạm qua ánh mắt nạn nhân
Một số vụ án khi kẻ bắt cóc, giết người chụp ảnh nạn nhân, gửi về gia đình tống tiền hoặc đe dọa, nhờ vào cách phóng to phần ánh mắt của nạn nhân trong ảnh, cảnh sát thu hình ảnh khuôn mặt của người chụp hình, từ đó phác họa hoặc dựng lên hình ảnh, thông tin kẻ tình nghi.
5. Lực lượng “siêu nhận dạng”
Dựa vào khả năng của não bộ, những người có khả năng nhớ, phân loại từng khuôn mặt, sau đó, hồi tưởng lại khuôn mặt, phát hiện chúng trong đám đông được mời để nhận dạng sát thủ. Cách này được một số nước như Anh, Phần Lan áp dụng.6. Thử ADN
Những kẻ giết người rất sợ bị phân tích gene, bởi chỉ cần một lượng máu, mồ hôi, nước bọt, tinh trùng, cọng tóc là có thể xác nhận được danh tính của chúng. Hiện nay, phương pháp này được dùng phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
7. Dựa vào côn trùng
Đây là cách điều tra khá đặc biệt, tuy nhiên, việc dựa vào các loài côn trùng có ở hiện trường (ruồi, giòi) và từ những thứ mà loài giòi không tiêu hóa được, cảnh sát tìm thấy được gene của nạn nhân mà và cả kẻ phạm tội.
Trước đây, trong một vụ trọng án giết người vào 9/2002 tại Đức, nạn nhân là Jennifer Haack (16 tuổi), hung thủ bị phát hiện dựa vào kết quả điều tra dấu tay sinh hóa, được dựng lại từ bao tử của những con giòi trên xác nạn nhân
1. Điều tra dấu vân tay
Dựa vào dấu vân tay để xác minh kẻ phạm tội là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Với hệ thống kiểm soát dấu vân tay tự động, hàng triệu dấu vân tay được phân tích chỉ trong vài phút. Cảnh sát có thể dựa vào dấu vân tay để xác định hiện trường gây án có những ai, thu nhỏ phạm vi điều tra hung thủ.
2. Phác họa chân dung thủ phạm
Ngoài ra, phương pháp phác họa chân dung nghi phạm (nhận diện khuôn mặt với đặc điểm như hình xăm, vết sẹo), tái hiện hiện trường vụ án qua lời kể của nhân chứng hoặc nạn nhân cũng được nhiều quốc gia sử dụng. Thậm chí chân dung kẻ gây án có thể vẽ trên máy tính, đem lại hiệu quả điều tra chính xác.
Tại Việt Nam, phương pháp này đã từng áp dụng khá thành công. Tháng 1/2014, nhờ vào phác họa chân dung do một họa sĩ thực hiện, chỉ sau 4 ngày, Công an TP Hồ Chí Minh đã phá vụ án bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện quận 7 và bắt giữ thủ phạm Lê Thị Bích Trâm.
3. Công nghệ nhận diện bằng phần mềm máy tính
Sự tinh vi, lọc lõi của kẻ sát nhân bị lật tẩy bằng công nghệ hình ảnh 3D, 4D. Cảnh sát tại các nước phát triển (Anh, Mỹ) cho nạn nhân và nhân chứng sàng lọc nhanh một khuôn mặt được tạo ra từ máy tính, có đặc điểm nghi ngờ giống nghi phạm, từ đó nhận diện khuôn mặt thật của tên tội phạm.
4. Nhận diện tội phạm qua ánh mắt nạn nhân
Một số vụ án khi kẻ bắt cóc, giết người chụp ảnh nạn nhân, gửi về gia đình tống tiền hoặc đe dọa, nhờ vào cách phóng to phần ánh mắt của nạn nhân trong ảnh, cảnh sát thu hình ảnh khuôn mặt của người chụp hình, từ đó phác họa hoặc dựng lên hình ảnh, thông tin kẻ tình nghi.
5. Lực lượng “siêu nhận dạng”
Dựa vào khả năng của não bộ, những người có khả năng nhớ, phân loại từng khuôn mặt, sau đó, hồi tưởng lại khuôn mặt, phát hiện chúng trong đám đông được mời để nhận dạng sát thủ. Cách này được một số nước như Anh, Phần Lan áp dụng.
6. Thử ADN
Những kẻ giết người rất sợ bị phân tích gene, bởi chỉ cần một lượng máu, mồ hôi, nước bọt, tinh trùng, cọng tóc là có thể xác nhận được danh tính của chúng. Hiện nay, phương pháp này được dùng phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
7. Dựa vào côn trùng
Đây là cách điều tra khá đặc biệt, tuy nhiên, việc dựa vào các loài côn trùng có ở hiện trường (ruồi, giòi) và từ những thứ mà loài giòi không tiêu hóa được, cảnh sát tìm thấy được gene của nạn nhân mà và cả kẻ phạm tội.
Trước đây, trong một vụ trọng án giết người vào 9/2002 tại Đức, nạn nhân là Jennifer Haack (16 tuổi), hung thủ bị phát hiện dựa vào kết quả điều tra dấu tay sinh hóa, được dựng lại từ bao tử của những con giòi trên xác nạn nhân