Mới đây, chính quyền huyện Tây Giang, BQL rừng phòng hộ Bắc Sông Bung thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam có chuyến khảo sát, thống kê trên địa bàn 2 xã Tr’hy và Axan có quần thể rừng pơmu cổ thụ, với tổng số cây pơmu đo đếm được là 1.366 cây. Trong đó số cây có đường kính đo ở vị trí 1,3m từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m. Nhiều công trình điêu khắc, kiến trúc gỗ trong sinh hoạt đời sống, nhưng người Cơ Tu không triệt phá cây pơmu. Đấy là lý do cả cánh rừng nguyên sinh với hàng ngàn cây cổ thụ vẫn tồn tại đến nay.Hiện quần thể cây pơmu được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa, chính quyền và nhân dân địa phương lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam xét duyệt công nhận quần thể cây gỗ quý pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.. “Còn rừng còn Tây Giang, mất rừng mất Tây Giang”: Đó là mục tiêu bảo tồn, phát triển văn hóa của người Cơ Tu, huyện Tây Giang, Quảng Nam.Cây pơmu gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơ Tu. Theo truyền thống của bà con, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước. Có lẽ vì vậy mà rừng nguyên sinh với cả ngàn cây cổ thụ vẫn trường tồn cùng các bản làng Cơ Tu vùng cao đến tận bây giờ. Đây chính là hình ảnh đẹp hùng vĩ, hiếm hoi của vùng núi cao Tây Giang..Các chuyên gia đo đạc, khoan thí nghiệm để “đếm” tuổi của rừng pơmu nguyên sinh ở Tây Giang.
Mới đây, chính quyền huyện Tây Giang, BQL rừng phòng hộ Bắc Sông Bung thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam có chuyến khảo sát, thống kê trên địa bàn 2 xã Tr’hy và Axan có quần thể rừng pơmu cổ thụ, với tổng số cây pơmu đo đếm được là 1.366 cây. Trong đó số cây có đường kính đo ở vị trí 1,3m từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m. Nhiều công trình điêu khắc, kiến trúc gỗ trong sinh hoạt đời sống, nhưng người Cơ Tu không triệt phá cây pơmu. Đấy là lý do cả cánh rừng nguyên sinh với hàng ngàn cây cổ thụ vẫn tồn tại đến nay.
Hiện quần thể cây pơmu được chính quyền và nhân dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt và gần như còn nguyên vẹn. Nhằm bảo tồn tốt hơn nữa, chính quyền và nhân dân địa phương lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam xét duyệt công nhận quần thể cây gỗ quý pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.. “Còn rừng còn Tây Giang, mất rừng mất Tây Giang”: Đó là mục tiêu bảo tồn, phát triển văn hóa của người Cơ Tu, huyện Tây Giang, Quảng Nam.
Cây pơmu gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơ Tu. Theo truyền thống của bà con, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn. Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước. Có lẽ vì vậy mà rừng nguyên sinh với cả ngàn cây cổ thụ vẫn trường tồn cùng các bản làng Cơ Tu vùng cao đến tận bây giờ. Đây chính là hình ảnh đẹp hùng vĩ, hiếm hoi của vùng núi cao Tây Giang..
Các chuyên gia đo đạc, khoan thí nghiệm để “đếm” tuổi của rừng pơmu nguyên sinh ở Tây Giang.