Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút với vận tốc lên đến 24 km/h – tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ, cột sống linh hoạt, và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ.Chim gõ kiến có khả năng phục hồi thể chất và leo cây rất tốt. Đặc biệt, để thích nghi với cuộc sống trên thân cây, đuôi của chim gõ kiến có gai nhọn có thể cắm chắc vào vỏ cây, đóng vai trò như cái chân thứ ba, hoặc “chân đế”, để giữ cho chim đậu dọc theo thân cây.Gõ kiến hạt sồi là loài có tính cộng đồng rất cao. Chúng xây hàng trăm cái tổ trong thân cây sồi trong lãnh thổ của mình, giấu hạt sồi ở những hang nhỏ trong rừng, cùng nhau bảo vệ thức ăn, và trở về cùng một cái tổ vào mỗi mùa sinh sản.Nếu các loài gõ kiến khác dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm côn trùng làm thức ăn thì gõ kiến đất đào đất tìm kiếm làm thức ăn chính. Ngoài ra, chúng còn ăn cả mối và các loài côn trùng khác. Đến mùa sinh sản, cả con đực và con cái cùng dùng mỏ đào tổ và đẻ trứng trong đó.Bàn chân của chim gõ kiến được cấu trúc theo kiểu zygodactyl (ngón kiểu chân trèo) với hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau giúp chúng có thể bám chắc vào thân cây và không bị rơi xuống, ngay cả trong khi ngủ.Sphyrapicus là loài chim gõ kiến có mối liên hệ rất thân thiết với chim ruồi. Trong khi Sphyrapicus khoan lỗ vào thân cây để tìm côn trùng cho mình và nhựa cây cho chim ruồi thì chim ruồi đảm nhiệm nhiệm vụ xua đuổi các loài lớn hơn, bảo vệ thức ăn cho cả hai.Sống giữa sa mạc nóng bỏng nên gõ kiến Gila dùng xương rồng Saguaro (loài cây cao tới 13m) để xây tổ. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn cả quả của loài xương rồng này và giúp chúng dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm, giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa khi đục thân cây. Mắt của chúng cũng có một lớp lông đặc biệt với vai trò bảo vệ hết sức hiệu quả.Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây.Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn. Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.
Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút với vận tốc lên đến 24 km/h – tương tự như con người chạy thật nhanh rồi đâm sầm vào gốc cây. Tuy nhiên, loài chim gõ kiến lại hoàn toàn không bị thương tích gì nhờ có cơ cổ mạnh mẽ, cột sống linh hoạt, và một lớp bao bọc xung quanh bảo vệ hộp sọ.
Chim gõ kiến có khả năng phục hồi thể chất và leo cây rất tốt. Đặc biệt, để thích nghi với cuộc sống trên thân cây, đuôi của chim gõ kiến có gai nhọn có thể cắm chắc vào vỏ cây, đóng vai trò như cái chân thứ ba, hoặc “chân đế”, để giữ cho chim đậu dọc theo thân cây.
Gõ kiến hạt sồi là loài có tính cộng đồng rất cao. Chúng xây hàng trăm cái tổ trong thân cây sồi trong lãnh thổ của mình, giấu hạt sồi ở những hang nhỏ trong rừng, cùng nhau bảo vệ thức ăn, và trở về cùng một cái tổ vào mỗi mùa sinh sản.
Nếu các loài gõ kiến khác dùng mỏ gõ vào thân cây để tìm côn trùng làm thức ăn thì gõ kiến đất đào đất tìm kiếm làm thức ăn chính. Ngoài ra, chúng còn ăn cả mối và các loài côn trùng khác. Đến mùa sinh sản, cả con đực và con cái cùng dùng mỏ đào tổ và đẻ trứng trong đó.
Bàn chân của chim gõ kiến được cấu trúc theo kiểu zygodactyl (ngón kiểu chân trèo) với hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau giúp chúng có thể bám chắc vào thân cây và không bị rơi xuống, ngay cả trong khi ngủ.
Sphyrapicus là loài chim gõ kiến có mối liên hệ rất thân thiết với chim ruồi. Trong khi Sphyrapicus khoan lỗ vào thân cây để tìm côn trùng cho mình và nhựa cây cho chim ruồi thì chim ruồi đảm nhiệm nhiệm vụ xua đuổi các loài lớn hơn, bảo vệ thức ăn cho cả hai.
Sống giữa sa mạc nóng bỏng nên gõ kiến Gila dùng xương rồng Saguaro (loài cây cao tới 13m) để xây tổ. Ngoài côn trùng, chúng còn ăn cả quả của loài xương rồng này và giúp chúng dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.
Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm, giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa khi đục thân cây. Mắt của chúng cũng có một lớp lông đặc biệt với vai trò bảo vệ hết sức hiệu quả.
Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây.
Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn. Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.