Cây cầu Kuandinsky có chiều dài 570m bắc qua sông Vitim thực sự không giống một chiếc cầu. Cây cầu có bề rộng chỉ hơn 2m, không thành lan can bảo vệ, bất cứ chiếc xe nào đi trên cầu cũng gây cảm giác rợn người. Cấu trúc kim loại mục nát của cầu chỉ được phủ gỗ cũ đơn giản lên mặt, đặc biệt trong mùa băng tuyết, cây cầu trở nên rất trơn ướt và gây nguy hiểm cho việc đi lại. Đây là một cây cầu đường sắt nằm trong tuyến đường 4324 km đi qua phía đông Siberia và Nga, song cây cầu chưa bao giờ được khánh thành, vì thế người dân ở làng Kuanda bắt đầu sử dụng nó để qua sông Vitim. Cũng do không phải là một cây cầu chính thức dành cho các phương tiện ô tô, cây cầu hầu như không được sửa chữa gì trong suốt 3 thập kỷ.Do xây dựng đã lâu và khí hậu thời tiết nên cây cầu bị thiệt hại nặng nề, đồng thời các phương tiện giao thông bao gồm cả xe ô tô tải trọng lớn thường xuyên qua lại khiến cầu bị gãy, để lại những lỗ hổng. Các tài xế muốn qua cây cầu nguy hiểm phải tự lấp lỗ hổng hoặc đặt ván gỗ để đi qua. Bất chấp những nguy hiểm, hàng ngày cây cầu Kuandinsky vẫn "đón" nhiều lượt xe qua. Lái xe đi từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia được xem là "thành tích" đáng nể và cánh lái xe giàu kinh nghiệm vẫn hay truyền bí kíp qua cầu cho nhau trên mạng. Tuy dân làng Kuanda đã bắt đầu rời đi đến những nơi khác để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn, cây cầu vẫn còn mãi ở đó như một điểm du lịch hấp dẫn.
Cây cầu Kuandinsky có chiều dài 570m bắc qua sông Vitim thực sự không giống một chiếc cầu. Cây cầu có bề rộng chỉ hơn 2m, không thành lan can bảo vệ, bất cứ chiếc xe nào đi trên cầu cũng gây cảm giác rợn người.
Cấu trúc kim loại mục nát của cầu chỉ được phủ gỗ cũ đơn giản lên mặt, đặc biệt trong mùa băng tuyết, cây cầu trở nên rất trơn ướt và gây nguy hiểm cho việc đi lại.
Đây là một cây cầu đường sắt nằm trong tuyến đường 4324 km đi qua phía đông Siberia và Nga, song cây cầu chưa bao giờ được khánh thành, vì thế người dân ở làng Kuanda bắt đầu sử dụng nó để qua sông Vitim. Cũng do không phải là một cây cầu chính thức dành cho các phương tiện ô tô, cây cầu hầu như không được sửa chữa gì trong suốt 3 thập kỷ.
Do xây dựng đã lâu và khí hậu thời tiết nên cây cầu bị thiệt hại nặng nề, đồng thời các phương tiện giao thông bao gồm cả xe ô tô tải trọng lớn thường xuyên qua lại khiến cầu bị gãy, để lại những lỗ hổng. Các tài xế muốn qua cây cầu nguy hiểm phải tự lấp lỗ hổng hoặc đặt ván gỗ để đi qua.
Bất chấp những nguy hiểm, hàng ngày cây cầu Kuandinsky vẫn "đón" nhiều lượt xe qua. Lái xe đi từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia được xem là "thành tích" đáng nể và cánh lái xe giàu kinh nghiệm vẫn hay truyền bí kíp qua cầu cho nhau trên mạng.
Tuy dân làng Kuanda đã bắt đầu rời đi đến những nơi khác để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn, cây cầu vẫn còn mãi ở đó như một điểm du lịch hấp dẫn.