Sinh vật đầu tiên có khả năng siêu nhân là nhện nhảy Himalaya. Loài nhện kỳ lạ này có thể sống được ở nơi cao nhất thế giới với độ cao gần 6.700m, trong môi trường áp suất thấp, nhiệt độ đóng băng,và có sự khác biệt của áp suất khí quyển. Chúng cần rất ít oxy và nguồn dinh dưỡng duy nhất có sẵn cho loài nhện này là những côn trùng nhỏ được thổi lên núi bởi những cơn gió cao. Chúng được mệnh danh là sinh vật “đứng trên tất cả vạn vật”.Chuột kangaroo khổng lồ. Loài vật này có thể không cần uống nước trong suốt vòng đời của mình. Chúng có được độ ẩm cần thiết từ nguồn thức ăn, chủ yếu là các loại hạt. Ngoài ra, loài vật này không đổ mồ hôi nên không bị mất nước trong cơ thể. Loài vật này sống tại thung lũng Chết của Mỹ, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.Giun biển paralvinella sulfincola. Loài giun này có khả năng sinh tồn ở những nơi có nhiệt độ lên tới 50 độ C. Các nhà khoa học cho rằng loài vật kỳ lạ này thích vùng có nhiệt độ nóng hơn để thưởng thức các vi khuẩn mà những loài sinh vật khác không lấy được. Con vật còn được gọi là giun bền nhiệt.Cá mập Greenland. Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất trên thế giới, có thể sống được ở nơi có nhiệt độ thấp nhất trên thế giới, khoảng 1-12 độ C. Do chúng sống tại vùng nước sâu 1.200m, phải di chuyển chậm để giữ nhiệt nên còn có biệt danh “cá mập ngủ”.Giun ma quỷ Halicephalobus mephisto. Loài sinh vật này được đặt theo tên của một con quỷ trong văn hóa Đức, được tìm thấy trong các mẫu nước tại một hang động ở Nam Phi có độ sâu khoảng hơn 3,5 km. Chúng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, bất chấp các điều kiện áp suất, nhiệt độ, dưỡng khí.Ếch đóng băng. Ếch gỗ có khả năng chống đóng băng tự nhiên bên trong cơ thể, dù tim ngừng đập. Nồng độ glucose cao ở trong gan của loài ếch này đóng vai trò chính trong khả năng sinh tồn siêu nhiên của chúng.Vi khuẩn dưới biển sâu. Những loài vi khuẩn điển hình như vi khuẩn amip có thể sống ở điểm sâu nhất đại dương là rãnh Mariana, sâu khoảng 10,9km, có áp lực khắc nghiệt, gấp khoảng 1.100 lần so với áp suất mực nước biển. Dù rãnh đại dương có độ sâu cực lớn, áp lực khắc nghiệt nhưng các sinh vật sống dưới đó lại hoạt động rất hiệu quả.Động vật không xương sống Bdelloid. Loài động vật này chỉ có giới tính nữ và được tìm thấy trong nước ngọt. Chúng sinh sản vô tính và có khả năng sinh tồn đặc biệt khi chịu được sự mất nước khắc nghiệt. Do đó, chúng có thể tồn tại ở mức độ bức xạ đủ để giết hầu hết loài động vật.Con gián. Loài gián có thể sống sót mà không cần thức ăn và nước uống trong vài tuần, thậm chí cả khi chúng bị mất đầu. Điều đó giải thích vì sao loài gián đã tồn tại trên trái đất trong vòng 300 triệu năm, thậm chí còn lâu hơn cả loài khủng long.Gấu nước. Sinh vật này có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, áp suất và bức xạ cao. Chúng được coi là sinh vật dẻo dai nhất trên bề mặt trái đất. Vỏ bọc trông như một khẩu pháo giúp chúng có thể tồn tại ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt bằng cách rơi vào trạng thái mất nước. Chỉ cần thả vào nước, chúng có thể hồi sinh.
Sinh vật đầu tiên có khả năng siêu nhân là nhện nhảy Himalaya. Loài nhện kỳ lạ này có thể sống được ở nơi cao nhất thế giới với độ cao gần 6.700m, trong môi trường áp suất thấp, nhiệt độ đóng băng,và có sự khác biệt của áp suất khí quyển. Chúng cần rất ít oxy và nguồn dinh dưỡng duy nhất có sẵn cho loài nhện này là những côn trùng nhỏ được thổi lên núi bởi những cơn gió cao. Chúng được mệnh danh là sinh vật “đứng trên tất cả vạn vật”.
Chuột kangaroo khổng lồ. Loài vật này có thể không cần uống nước trong suốt vòng đời của mình. Chúng có được độ ẩm cần thiết từ nguồn thức ăn, chủ yếu là các loại hạt. Ngoài ra, loài vật này không đổ mồ hôi nên không bị mất nước trong cơ thể. Loài vật này sống tại thung lũng Chết của Mỹ, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Giun biển paralvinella sulfincola. Loài giun này có khả năng sinh tồn ở những nơi có nhiệt độ lên tới 50 độ C. Các nhà khoa học cho rằng loài vật kỳ lạ này thích vùng có nhiệt độ nóng hơn để thưởng thức các vi khuẩn mà những loài sinh vật khác không lấy được. Con vật còn được gọi là giun bền nhiệt.
Cá mập Greenland. Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất trên thế giới, có thể sống được ở nơi có nhiệt độ thấp nhất trên thế giới, khoảng 1-12 độ C. Do chúng sống tại vùng nước sâu 1.200m, phải di chuyển chậm để giữ nhiệt nên còn có biệt danh “cá mập ngủ”.
Giun ma quỷ Halicephalobus mephisto. Loài sinh vật này được đặt theo tên của một con quỷ trong văn hóa Đức, được tìm thấy trong các mẫu nước tại một hang động ở Nam Phi có độ sâu khoảng hơn 3,5 km. Chúng có thể sống trong điều kiện nhiệt độ vô cùng khắc nghiệt, bất chấp các điều kiện áp suất, nhiệt độ, dưỡng khí.
Ếch đóng băng. Ếch gỗ có khả năng chống đóng băng tự nhiên bên trong cơ thể, dù tim ngừng đập. Nồng độ glucose cao ở trong gan của loài ếch này đóng vai trò chính trong khả năng sinh tồn siêu nhiên của chúng.
Vi khuẩn dưới biển sâu. Những loài vi khuẩn điển hình như vi khuẩn amip có thể sống ở điểm sâu nhất đại dương là rãnh Mariana, sâu khoảng 10,9km, có áp lực khắc nghiệt, gấp khoảng 1.100 lần so với áp suất mực nước biển. Dù rãnh đại dương có độ sâu cực lớn, áp lực khắc nghiệt nhưng các sinh vật sống dưới đó lại hoạt động rất hiệu quả.
Động vật không xương sống Bdelloid. Loài động vật này chỉ có giới tính nữ và được tìm thấy trong nước ngọt. Chúng sinh sản vô tính và có khả năng sinh tồn đặc biệt khi chịu được sự mất nước khắc nghiệt. Do đó, chúng có thể tồn tại ở mức độ bức xạ đủ để giết hầu hết loài động vật.
Con gián. Loài gián có thể sống sót mà không cần thức ăn và nước uống trong vài tuần, thậm chí cả khi chúng bị mất đầu. Điều đó giải thích vì sao loài gián đã tồn tại trên trái đất trong vòng 300 triệu năm, thậm chí còn lâu hơn cả loài khủng long.
Gấu nước. Sinh vật này có thể tồn tại trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, áp suất và bức xạ cao. Chúng được coi là sinh vật dẻo dai nhất trên bề mặt trái đất. Vỏ bọc trông như một khẩu pháo giúp chúng có thể tồn tại ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt bằng cách rơi vào trạng thái mất nước. Chỉ cần thả vào nước, chúng có thể hồi sinh.