Chú tê giác con mới sinh nặng 42 kg chạy nhảy tung tăng, vui đùa với mẹ nặng 1,8 tấn. Chú tê giác con có vẻ rất thích được chụp ảnh nên thường xuyên chạy về phía máy ảnh của hướng dẫn viên du lịch Robyn Bamber.
Đây là lần đầu tiên Bamber cùng với khách du lịch nhìn thấy chú tê giác con chơi đùa vui vẻ như vậy và tất cả mọi người đều thấy cặp mẹ con này rất đáng yêu và thú vị.
Tê giác con rất thích chạy và nhảy cẫng hai chân trước lên một cách thích thú.
Chú tê giác con dường như muốn nói với mẹ rằng nó không sợ con người: "Mẹ nhìn này" khi nó chạy thẳng về phía đoàn khách du lịch.
Nam Phi được cho là có khoảng 16.225 con tê giác sống trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày có hai con tê giác rơi vào tay những kẻ săn bắt trộm động vật.
Khi trưởng thành, loài tê giác trắng hai sừng này sẽ có chiều dài cơ thể lên đến 1,5m. Sừng chính là vũ khí quan trọng nhất của chúng để tấn công kẻ thù, bảo vệ những con tê giác bé cũng như dùng để trò chuyện với bạn tình.
Đặc biệt, tê giác trắng thường đi lang thang khắp khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, dễ bị những tên trộm săn bắt nên số lượng cá thể loại này ngày càng suy giảm.
Ở nhiều quốc gia châu Á, người dân có nhu cầu sừng tê giác lớn vì theo quan điểm của y học dân gian nó có tác dụng kích dục. Do đó, nó là đối tượng bị những kẻ săn trộm truy lùng gắt gao.
Người dân sống ở Bắc Phi và Trung Đông dùng sừng làm dao găm để trang trí và rất có giá trị. Những con tê giác trắng mới được sinh ra có trọng lượng từ 40-65kg. Khi trưởng thành, những con tê giác cái nặng từ 1,4-1,7 tấn, con đực nặng khoảng 2-3,6 tấn.
Chú tê giác con mới sinh nặng 42 kg chạy nhảy tung tăng, vui đùa với mẹ nặng 1,8 tấn.
Chú tê giác con có vẻ rất thích được chụp ảnh nên thường xuyên chạy về phía máy ảnh của hướng dẫn viên du lịch Robyn Bamber.
Đây là lần đầu tiên Bamber cùng với khách du lịch nhìn thấy chú tê giác con chơi đùa vui vẻ như vậy và tất cả mọi người đều thấy cặp mẹ con này rất đáng yêu và thú vị.
Tê giác con rất thích chạy và nhảy cẫng hai chân trước lên một cách thích thú.
Chú tê giác con dường như muốn nói với mẹ rằng nó không sợ con người: "Mẹ nhìn này" khi nó chạy thẳng về phía đoàn khách du lịch.
Nam Phi được cho là có khoảng 16.225 con tê giác sống trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày có hai con tê giác rơi vào tay những kẻ săn bắt trộm động vật.
Khi trưởng thành, loài tê giác trắng hai sừng này sẽ có chiều dài cơ thể lên đến 1,5m. Sừng chính là vũ khí quan trọng nhất của chúng để tấn công kẻ thù, bảo vệ những con tê giác bé cũng như dùng để trò chuyện với bạn tình.
Đặc biệt, tê giác trắng thường đi lang thang khắp khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, dễ bị những tên trộm săn bắt nên số lượng cá thể loại này ngày càng suy giảm.
Ở nhiều quốc gia châu Á, người dân có nhu cầu sừng tê giác lớn vì theo quan điểm của y học dân gian nó có tác dụng kích dục. Do đó, nó là đối tượng bị những kẻ săn trộm truy lùng gắt gao.
Người dân sống ở Bắc Phi và Trung Đông dùng sừng làm dao găm để trang trí và rất có giá trị.
Những con tê giác trắng mới được sinh ra có trọng lượng từ 40-65kg. Khi trưởng thành, những con tê giác cái nặng từ 1,4-1,7 tấn, con đực nặng khoảng 2-3,6 tấn.